Theo văn hóa Việt Nam, giếng nước được coi như một nét đẹp truyền thống của người dân. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại thì giếng nước đã dần được thay thế bằng các máy nước, hệ thống máy lọc. Theo quan niệm xưa thì giếng nước có ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy và sự phát triển của gia chủ. Vậy giếng nước trong nhà tốt hay xấu? Vị trí giếng nước như thế nào thì tốt? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.
Mục lục
Giếng nước trong nhà tốt hay xấu?
Giếng nước trong nhà tốt hay xấu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo quan niệm phong thủy, giếng nước nằm ở vị trí thuận lợi sẽ mang lại vượng khí, phát triển tài phú cho gia chủ. Nó không chỉ là nơi cung cấp nước cho gia đình mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia chủ.
Ngoài ra, chất lượng nguồn nước cũng ảnh hưởng lớn. Nguồn nước mát lành, trong ngọt sẽ biểu hiện cho vượng khí, vận khí tốt. Ngược lại, nếu giếng nước phèn chua, vẩn đục thì biểu hiện cho âm khí không tốt. Giếng chứa nước này cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự nghiệp. Do đó, tùy theo tính chất và vị trí của giếng mà có thể coi đó là giếng tốt hay xấu.
Có nên xây nhà ở đất có giếng không?
Đây là vấn đề được rất nhiều người lo ngại. Theo phong thủy thì giếng nước thuộc hành âm, giúp hoàn thiện yếu tố âm dương cho gia đình. Do đó, khi lấp giếng hoặc xây nhà trên đất có giếng cần hết sức cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến phúc khi căn nhà. Nếu lấp giếng đột ngột có thể gây ra xui xẻo, ảnh hưởng không tốt đến vượng khí, sức khỏe người trong nhà.
Bạn vẫn có thể xây nhà trên đất có giếng những cần đặc biệt chú ý và chu đáo. Trước khi thực hiện nên hỏi ý kiến từ thầy phong thủy. Giếng cần lấp từ từ, đúng cách để đảm bảo an toàn vượng khí cho gia chủ.
Vị trí giếng nướng trong nhà theo phong thủy
Giếng nước trong nhà tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có vị trí phong thủy và nguồn nước. Ngoài việc tìm được nguồn nước trong mát, ổn định thì vị trí đào giếng cũng cần chú ý. Trước tiên, bạn cần tìm hiểu về phương vị để xây dựng giếng nước. Tùy theo vị trí nahf mà có thể chọn 1 trong 4 phương vị như: Thiên Y, Phục Vị, Diên Niên, Sinh Khí. Đây là góc được xác định bởi vector bắc và ảnh chiếu vuông góc giữa sao và đường chân trời.
Không chỉ vậy, khi đào giếng cũng không được để đối diện hay quá sát bếp. Theo quan niệm xưa, âm dương đặt gần nhau dễ bị xung khắc và gây hại cho vượng khí ngôi nhà. Ngoài ra, bếp đặt quá gần giếng cũng gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng sinh hỏa. Đặc biệt, chất thải khi nấu nước có thể ngấm vào nguồn nước và gây ô nhiễm.
Ngoài ra, khi đào giếng không nên đào ở hướng Tây. Đây là hướng không tốt, dễ gây phát bệnh ở chân. Vị trí phương càn phù hợp để chọn làm nơi đào giếng, lan tỏa vượng khí cho gia đình. Tránh hung sát thì bạn không nên đào giếng tại phương hoàng tiền. Đặc biệt, cấm kỵ xây giếng gần phòng ngủ, phòng khách. Nên xây giếng cao hơn chút để ngăn khí âm vào nhà, đảm bảo an toàn cho các thành viên gia đình.
Cách lấp giếng an toàn, không gây ảnh hưởng đến phong thủy
Đa phần mọi người cho rằng không nên xây nhà trên nền đất có giếng. Tuy nhiên, giếng nước trong nhà tốt hay xấu cũng sẽ phụ thuộc vào sự cẩn thận khi xây dựng. Trước tiên bạn cần lấp giếng từ từ, cẩn thận. Giếng cần lấp từ từ, chia nhỏ để nước cạn dần và phần đất không bị biến động lớn.
Sau khi lấp đất, gia chủ cần dùng đá thạch anh đắp lên miếng giếng để trấn yểm như sau:
- Căm 1 ống nhựa xuống đáy giếng và cách mặt đất khoảng 40cm.
- Đổ đá, sỏi xuống giếng đầy ngang mặt nước.
- Đổ thêm 1 lớp cát phía trên.
- Phủ đất sét mỏng lên mặt giếng rồi dùng một lượng than hoạt tính dày 10cm phù trên cùng.
- Rải đá thạch anh trên lớp than hoạt tính sát bề mặt. Dùng đất sạch lấp đầy miệng giếng là được.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc giếng nước trong nhà tốt hay xấu. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.