Hệ thống thoát nước là hệ thống không thể thiếu trong mỗi công trình. Nó có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho công trình hoạt động thuận lợi, bền vững với thời gian. Do đó, việc lắp đặt thế nào rất quan trọng để đảm bảo mọi thứ được vận hành hiệu quả. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lắp hệ thống thoát nước trong nhà đơn giản và đúng kỹ thuật.
xem thêm: Độ dốc ống thoát nước thải?
Mục lục
- 1 Các hệ thống nước cơ bản trong nhà dân
- 2 Cách thiết kế, bố trí hệ thống thoát nước trong nhà
- 3 Một số quy định và cách lắp đặt hệ thống thoát nước trong nhà
- 4 Các lỗi thường gặp khi lắp đặt hệ thống thoát nước trong nhà
- 4.1 Ống thải có độ dốc không chuẩn
- 4.2 Bẫy nước không thông khí
- 4.3 Thông khí phẳng
- 4.4 Ống thông khí nằm ngang dưới lỗ xả tràn
- 4.5 Cửa thăm không được lắp đủ
- 4.6 Cửa thăm ở vị trí khó tiếp cận
- 4.7 Khoảng trống không khí không đủ
- 4.8 Không gian của bồn cầu và bệ rửa không đủ
- 4.9 Nhiệt độ và áp lực của van xả bình nóng lạnh không đúng
Các hệ thống nước cơ bản trong nhà dân
Mỗi gia đình đều sẽ có 4 hệ thống nước sinh hoạt cơ bản như sau:
- Hệ thống cung cấp, phân phối nước sinh hoạt
Chịu trách nhiệm cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ thiết bị và đường ống trong nhà. Hệ thống cấp nước này có quy mô khác với hệ thống cấp nước công cộng.
- Hệ thống thoát nước thải
Bao gồm đường dẫn nước thải sinh hoạt; đường cống; hệ thống thoát nước đô thị; bể tự hoại/bể chứa.
- Hệ thống thông khí
Gồm các ống cao ở trên không có nhiệm vụ thoát khí thải. Ống này sẽ được nối trực tiếp với hệ thống đường thoát nước để dòng chảy được hoạt động tốt hơn.
- Thiết bị/máy sử dụng nước
Các thiết bị gia dụng, thiết bị có dùng nước trong gia đình như vòi sen, máy giặt, bình nước nóng,…. Các thiết bị này sẽ được nối liền cùng hệ thống thông khí và bẫy kín; đường ống thải để ngăn chặn mùi hôi hay khí gas độc từ các chất thải.
Cách thiết kế, bố trí hệ thống thoát nước trong nhà
Tùy theo từng điều kiện thực tế chúng ta sẽ có cách lắp đặt đường ống nước khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều sẽ đảm bảo đúng kỹ thuật và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.
Các thành phần cần có trong hệ thống nước sinh hoạt
- Đường cống chính: là các đường ống nằm ngang được đặt tại vị trí thấp nhất trong hệ thống. Đường ống này có chức năng nhận toàn bộ nước thải trong gia đình đổ về. Do đó, người ta sẽ dùng loại ống có đường kính lớn nhất là Φ >102mm.
- Cửa thăm: được bố trí đều trên toàn bộ đường ống để bạn có thể kiểm tra/sửa chữa sự cố khi cần một cách dễ dàng.
- Ống thoát nước: thu gom nước thải trong nhà; được nối trực tiếp với các thiết bị sử dụng nước.
- Trang thiết bị vệ sinh: là toàn bộ máy móc, thiết bị dùng nước và thải nước bẩn.
- Ống ngang: thường chọn loại Φ >38mm; đặt nghiêng không quá 45 độ.
- ống thoát dọc: là nơi tiếp nhận nước thải chính; để đảm bảo không tắc nghẽn thì dùng ống Φ >78mm.
- Bẫy nước: hay còn gọi là ngăn mùi, là yếu tố không thể thiếu trong đường ống. Chúng sẽ giúp ngăn chặn mùi hôi từ chất thải, khí ga do phân hủy từ hệ thống nước thải.
- Thông khí: đặt cạnh bẫy nước và có tác dụng ngăn mùi hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp lưu thông không khí tốt hơn; đảm bảo dòng chảy vận hành trơn tru.
Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước
Để thiết kế đảm bảo đúng kỹ thuật và tốt nhất cần 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Xây dựng sơ đồ nguyên lý của hệ thống
Sơ đồ này rất quan trọng khi xây dựng hệ thống cấp thoát nước. Dựa trên sơ đồ này chúng ta sẽ biết được tổng các đường ống, vị trí lắp đặt, cách lắp,….
- Giai đoạn 2: Triển khai mặt bằng
Lúc này cần hoàn thiện bản thiết kế chi tiết để có thể tiến hành thi công. Từ bản thiết kế này, đội xây dựng sẽ hiện hiện lắp đặt từng chi tiết sao cho hợp lý nhất. Điều này sẽ giúp đảm bảo độ bền cho thiết bị cũng như sự hoạt động trơn tru của toàn hệ thống.
- Giai đoạn 3: Xây dựng các chi tiết trong hệ thống
Ở giai đoạn này, các chi tiết trong hệ thống sẽ được xem xét kỹ hơn. Mỗi chi tiết sẽ được tính toán và lên kế hoạch cặn kẽ nhất. Từ bản thiết kế này, công nhân thi công sẽ tiến hành thi công một cách chính xác; tránh được nhiều sai sót về kỹ thuật.
- Giai đoạn 4: Lắp đặt hệ thống thoát nước
Hệ thống nước sẽ được lắp đặt sau khi hoàn thiện phần thô của ngôi nhà. Thi công tại thời điểm này sẽ không gây ảnh hưởng tới cấu trúc công trình; đồng thời giúp xác định vị trí thi công một cách chính xác nhất.
Một số quy định và cách lắp đặt hệ thống thoát nước trong nhà
Việc lắp đặt hệ thống cấp thoát nước đòi hỏi cần đúng kỹ thuật; đảm bảo các quy định về chất liệu và kích thước ống. Hiện nay ống nước có rất nhiều chất liệu khác nhau như ABS; PVC; đồng; kẽm. Nếu dùng cho nước thải sinh hoạt bạn nên dùng ống đồng; PEX;… để đảm bảo về độ bền và tính hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về kích thước đường ống như sau:
- Ống cấp nước: gồm ống cấp nước từ nguồn đến thiết bị sử dụng và ống nhánh nối với các thiết bị. Đường ống chính có đường kính tối thiểu 20mm; ống phụ là 13mm.
- Ông thoát nước: tùy theo mục đích sử dụng sẽ dùng những loại ống khác nhau. Ví dụ ống thoát bồn tắm, máy giặt, bồn tiểu cần đường kính lớn hơn 38mm; ống thoát toàn bộ nhà tối thiểu 102mm trở lên; ống thoát sàn tắm tối thiểu 38mm trở lên.
- Ống thông khí: gồm ống thông khí thẳng ra ngoài đường kính >78mm; các ống khác >38mm.
Các lỗi thường gặp khi lắp đặt hệ thống thoát nước trong nhà
Một số lỗi thường gặp khi lắp hệ thống thoát nước gia đình gồm:
Ống thải có độ dốc không chuẩn
Độ dốc của đường ống thải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của hệ thống xả thải. Nếu đường ống nằm trang chất thải sẽ bị tắc lại; làm xuất hiện tình trạng tắc nghẹt, bốc mùi hôi. Độ dốc tiêu chuẩn của đường ống là 2 – 4%. Không đặt ống quá dốc vì nó sẽ làm chất thải không trôi theo được.
Bẫy nước không thông khí
Công dụng của bẫy nước là ngăn mùi, tạo khoảng cách giữa ống thải và không gian sinh hoạt. Nếu không thiết kế chuẩn sẽ khiến bẫy nước không phát huy được công dụng của mình.
Thông khí phẳng
Hệ thống thông khí của bẫy nước sẽ chia thành 2 loại là khô và ướt. Thông khí khô chỉ dùng cho đường ống thông khí; thông khí ướt có thể áp dụng cho cả những đường ống lớn. Hệ thống thống khí ướt khá dễ duy trì độ thoáng hơn dòng chảy của chất thải. Nhưng nếu lắp đặt không đúng kỹ thuật có thể khiến đường ống bị tắc nghẽn.
Ống thông khí nằm ngang dưới lỗ xả tràn
Theo nguyên tắc ống thông khí bồn cầu luôn phải đặt ngang với mức nước xả tràn. Nếu mức nước thấp hơn hay ống thông khí nằm dưới thì có thể gây nên hiện tượng tắc nghẹt hoặc tràn nước.
Cửa thăm không được lắp đủ
Cửa thăm sẽ giúp bạn kiểm tra và giải quyết sự cố khi cần thiết. Việc bố trí đầy đủ cửa thăm sẽ đảm bảo sự thuận tiện khi xử lý thông tắc. Các điểm bắt buộc phải có cửa thăm là: ống thải chính; điểm giao của ống ngang và ống dẫn; các điểm chuyển hướng của đường ống;…..
Cửa thăm ở vị trí khó tiếp cận
Dù xây dựng, lắp đặt đủ cửa thăm nhưng nếu không đúng vị trí cũng gây nên nhiều khí khăn khi tiếp cận sửa chữa. Theo đúng quy chuẩn, cửa thăm phải có khoảng trống tối thiểu 30 – 45cm để thợ có đủ không gian thực hiện thao tác và tiếp cận.
Khoảng trống không khí không đủ
Khoảng trống giữa các vòi và lỗ xả tràn cần phải duy trì ở khoảng cách hợp lý. Điều này sẽ đảm bảo nước xả luôn được cung cấp đủ; tránh tình trạng hút ngược lại đường ống.
Không gian của bồn cầu và bệ rửa không đủ
Khu vực bồn cầu và bệ rửa cần được thiết kế không gian một cách rộng rãi, đủ dể di chuyển với người trưởng thành. Không nên quá tiết kiệm không gian mà đặt 2 thiết bị này gần nhau bởi nó sẽ gây khó chịu khi sử dụng.
Nhiệt độ và áp lực của van xả bình nóng lạnh không đúng
Nhiệt độ và áp lực dòng chảy của bình nóng lạnh cần được kiểm soát, đảm bảo ở mức an toàn. Nếu không được kiểm soát đúng mực có thể gây nổ bình, rất nguy hiểm khi sử dụng,. Do đó, bạn cần lắp đặt van xả cho bình nóng lạnh. Hệ thống van xả sẽ giúp thoát nước nóng ra ngoài khi đạt ngưỡng tiêu chuẩn.
xem thêm: 8 Dụng cụ thông cống thoát nước “siêu việt” tại nhà
Có thể thấy, việc lắp đặt ống thoát nước, cấp nước thế nào không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người thực hiện cần có chuyên môn kỹ thuật tốt. Hy vọng thông tin về cách lắp đặt hệ thống thoát nước trong nhà chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ hữu ích với bạn.