Nên trồng cây gì trong nhà vệ sinh? Đó là thắc mắc chung của rất nhiều người khi muốn đem đến cho khu vực vệ sinh của nhà, cơ quan mình một không gian thoáng đãng, sạch sẽ nhất. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi điểm danh những loại cây tốt, cần trồng ở vị trí này nhé!
Mục lục
6 loại cây nên trồng trong nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là nơi có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Và nó rất dễ dàng trở thành nguồn bệnh gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của gia đinh bạn. Hơn nữa về mặt phong thuỷ, nhà vệ sinh ẩm thấp, không sạch sẽ vừa gây ảnh hưởng xấu vừa gây mùi hôi nhà vệ sinh khó chịu. Trồng những loại cây nhỏ trong nhà vệ sinh là giải pháp rất hiệu quả giúp thanh lọc không khí và tạo cảnh quan cho nhà vệ sinh.
1. Cây bạc hà
Cây Bạc Hà
Bạc Hà có tên khoa khoa học là Mentha arvensis. Theo tìm hiểu, giống cây này thuộc dòng thân thảo, họ Hoa Môi Lamiaceae, có nguồn gốc từ Châu Âu
Cây Bạc Hà có chiều cao trung bình tầm từ 1-150 cm, mang mùi hương thơm dịu, sở hữu tính đặc trưng riêng biệt. Lá bạc hà có chứa những tinh dầu chủ yếu, thành phần chính là Menthol
Cây Bạc Hà gồm 6 loài chính, đó là:
- Mentha arvensis subsp. arvensis
- Mentha arvensis subsp. lapponica (Wahlenb.) Neuman
- Mentha arvensis subsp. palustris (Moench) Neumann
- Mentha arvensis subsp. agrestis (Sole) Briq
- Mentha arvensis subsp. austriaca (Jacq.) Briq
- Mentha arvensis subsp. parietariifolia (Becker) Briq
Tác dụng của cây bạc hà
- Giảm cân: Từ xa xưa, lá bạc hà đã được coi như nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp giảm cân, làm đẹp tương đối hiệu quả. Ngoài ra, nó hấp thu nhanh những chất dinh dưỡng, kích thích hệ thống tiêu hóa cũng như khiến quá trình trao đổi chất diễn da ổn định, đúng khoa học hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ dễ dàng giảm cân theo ý mà mình muốn.
- Trị mụn, trị sẹo hiệu quả: Khi đem lá bạc hà đi giã rồi đắp lên những vùng ra mụn hay có sẹo thì sau một thời gian kiên trì, áp dụng đều đặn phương pháp này, da bạn sẽ trở nên sáng, đẹp và mịn hơn. Bạn cũng có thể kết hợp bạc hà cùng mật ong bôi lên da để những lỗ chân lông sẽ nhỏ lại, se khít.
- Tăng cường miễn dịch: Như chúng ta đã biết, trong bạc hà chứa nhiều hoạt chất như can vi, vitamin B và Kali. Những chất này đều có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, giúp việc tăng cường miễn dịch trở nên tốt, chắc chắn và hiệu quả hơn nữa
- Trị ho, cảm lạnh: Theo dân gian, bài thuốc dùng bạc hà kết hợp cùng với một số nguyên liệu như kinh giới, bạch chỉ, hành hoa, phòng phong. Đem tất cả chúng đi hãm cùng nước sôi trong tầm 20 phút sẽ thấy chứng ho cùng cảm lạnh giảm đi đáng kể
- Chữa bồn nôn : Uống một ly bạc hà còn giúp bạn phòng chống buồn nôn tương đối hiệu quả khi đi tàu xe, máy bay…
2. Cây Trầu Bà
Cây Trầu Bà
Cây Trầu Bà được biết đến với tên gọi Thạch Cam Tử, Hoàng Kim hay Ma Quỷ Đằng. Về khoa học, tên sẽ là Epipemnum Aureum, thuộc họ Araceae. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ mà cây Trầu Bà hiện nay có nhiều giống với kiểu dáng và màu sắc đa dạng
Theo phòng thủy, cây Trầu Bả có nhiều ý nghĩa như:
– Với người quản lý: Thể hiện cho uy quyền, sự sang trọng của họ cũng như ý chí, khát khao vươn xa hơn để khẳng định bản thân cũng như đưa công ty, doanh nghiệp của mình đạt nhiều thành công trong tương lai
– Với gia đình: Thể hiện mong muốn tài lộc, những điều may mắn, an vui sẽ tới với gia chủ. Đồng thời giúp họ tránh được thị phị bủa vây trong đời sống
Cây Tràu Bà có rất nhiều tác dụng khác nhau với sức khỏe con người, đó là: Thanh lọc không khí, điều trị các bệnh lý về thận hiệu quả.
3. Cây lô hội
Cây lô hội
Tên khoa học: Aloe barbadensis hoặc Aloe ferox, Aloe africana, Aloe Gel, Aloe africana, Aloe Latex, Aloe supralaevis, Aloe indica, Aloe Vera
Tên gọi khác: Nha đam hoặc long tu
Họ: Asphodelaceae
Thuộc dòng cỏ thân thảo, mọng nước. Nó có màu xanh lục, cao tầm từ 40-80 cm. Lá cây mọng, phát triển từ dưới lên, phần hoa mọc từ phần trung tâm của bó lá.
Tác dụng của cây lô hội
+ Với phong thủy: Hút tài lộc, tăng vượng khí cho gia chủ. Là biểu tượng đem lại những điều may mắn, tạo thuận lợi, suôn sẻ trong công việc hơn. Đồng thời, giúp bạn ngủ ngon, xua đi những ác mộng khi say giấc.
+ Với sức khỏe: Đem lại sự dễ chịu, giảm căng thẳng, áp lực. Ngoài ra nó còn: Cung cấp nước cho cơ thể, tăng cường chức năng gan, chống viêm, hỗ trợ điều trị táo bón, đái tháo đường, làm đẹp da, kích thích hệ tiêu hóa…
4. Cây Lưỡi Hổ
Cây Lưỡi Hổ
Cây Lưỡi Hổ còn gọi là cây Lưỡi cọp, lưỡi hùm, hổ vĩ mép vàng. Chúng mang tên khoa học Sansevieria Trifasciata, thuộc họ Măng Tây , có nguồn gốc từ Nigeria (Châu Phi).
Tác dụng của cây Lưỡi Hổ:
– Về mặt phong thủy
Cây Lưỡi Hổ mang năng lượng tốt, giúp bảo vệ gia chủ, chống lại những luồng khí xấu xung quanh. Trong kinh doanh, người ta thường sử dụng cây này như một món quà dành cho đối tác cũng như bạn bè của mình với lời chúc may mắn, cố gắng hơn về công việc và cuộc sống
– Về sức khỏe
Cây Lưỡi Hổ giúp bạn thanh lộc không khí, hít thở sự trong lành cũng như giúp tăng cường oxy hơn cho căn nhà khi đêm về
5. Cây vạn niên thanh
– Cây Vạn Niên Thanh mang tên khoa học là Dieffenbachia Amoena, thuộc họ Ráy (Araceae). Giống cây này xuất xứ từ Columbia
– Đặc điểm của cây vạn niên là sống dù rất lâu vẫn xanh tốt, không héo úa khi trời chuyển đông. Nó được coi là loài cây cát tường, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay.
– Theo phong thủy, cây Vạn Niên Thanh được dùng trong những dịp Lễ, Tết với mong muốn cầu chúc cuộc sống hôn nhân như ý, sống thọ, lâu dài với thời gian. Hơn nữa, giống cây này còn giúp gia chủ thanh lọc không khí tốt, giảm thiểu khí độc, sự ô nhiễm. Nhờ vậy, mang tới không gian tươi mát, trong lành, tạo cảm giác thư thái, dễ chịu cũng như nâng cao năng suất làm việc cho bạn
6. Cây Lan Ý
Cây Lan Ý
– Thông tin chung về cây Lan Ý:
- Tên gọi khác: bạch môn, vỹ hoa trắng, huệ hòa bình
- Tên khoa học: Spathiphyllum wallisii
- Họ thực vật: Araceae
– Cây Lan Ý giúp tạo nên bầu không khí trong lành, đồng thời cung cấp độ ẩm cũng như lượng oxy cần thiết cho căn nhà của bạn
– Ý nghĩa trong phong thủy: Tượng trưng cho niềm hạnh phúc, sự vui vẻ sẽ tới với ngôi nhà của bạn.
– Tác dụng với sức khỏe: Cân bằng không khí, hấp thu chất độc và ô nhiễm khác.
Xem thêm: Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ?
7. Các vị tri đặt cây trong nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là nơi cần không gian thoáng đãng nhất vì chúng chứa nhiều chất bẩn, ô uế. Do đó, đặt cây xanh ở những nơi này sẽ khiến nhà vệ sinh trở nên sạch sẽ, trong lành hơn. Một số vị trí đặt cây trong nhà vệ sinh bạn có thể tham khảo là:
+ Cạnh bồn rửa tay
+ Các góc nhà vệ sinh
+ Trên các ô thoáng trong nhà vệ sinh
+ Trên các bệ để đồ…
8. Một số hình ảnh nhà vệ sinh kết hợp trồng cây đẹp
Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu tham khảo hơn, chúng tôi xin chia sẻ một số hình ảnh nhà vệ sinh kết hợp cây đẹp sau đây: