Nước sinh hoạt bao nhiêu tiền 1 khối? Cách tính tiền nước sinh hoạt thế nào? Làm thế nào để tiết kiệm nước hiệu quả,…. Đây đều là những câu hỏi được nhiều người dân quan tâm, đặc biệt khi giá thị trường leo thang từng ngày. Để giúp bạn có thêm nguồn thông tin tham khảo và chủ động tính toán được giá nước thì chúng tôi xin phép chia sẻ bảng giá nước sinh hoạt cập nhật mới nhất 2021 sau đây.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính tiền nước sinh hoạt CHI TIẾT – hút bể phốt
Mục lục
Quy định về giá nước sinh hoạt mới nhất 2021
Giá nước sinh hoạt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nguồn cung cấp là nhà máy nào, đối tượng dùng, mục đích sử dụng,…. Tuy nhiên vẫn có quy định thống nhất giá nước để thuận tiện trong sử dụng, quản lý nước sinh hoạt. Dưới đây là quy định về bảng giá nước sinh hoạt mới nhất 2021 bạn có thể tham khảo.
Giá nước sinh hoạt cho hộ gia đình
Từ ngày 1/10/2015, giá nước sinh hoạt theo hộ gia đình tại Hà Nội quy định cụ thể như sau:
- Mức 10m3 nước sạch đầu tiên: 5.973 đồng/m3
- Từ trên 10 đến 20m3: 7.052 đồng/m3
- Từ trên 20 đến 30m3: 8.669 đồng/m3
- Trên 30m3: 15.929 đồng/m3
Theo biểu giá này, nếu người tiêu dùng càng dùng nhiều nước thì số tiền sẽ càng tăng lên theo từng mức khác nhau. Phương pháp này nhằm khuyến khích các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm nước sinh hoạt.
Giá nước sạch cho hộ nghèo
Đối với hộ nghèo, Nhà nước có những chính sách cung cấp nước sinh hoạt riêng. Mức giá nước sạch của hộ nghèo được ưu đãi nên thấp hơn nhiều so với mức thông thường, cụ thể:
- Mức 10m3 nước sạch đầu tiên: 3.600 đồng/m3
- Từ trên 10 đến 20m3: 4.500 đồng/m3
- Từ trên 20 đến 30m3: 5.600 đồng/m3
- Trên 30m3: 6.700 đồng/m3
Giá nước cho doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh
Với các doanh nghiệp kinh doanh thường dùng lượng lớn nước cho sản xuất thì sẽ có mức gia riêng như sau:
- Nước sử dụng cho các cơ quan hành chính: 9.955 đồng/m3.
- Nước sử dụng cho các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cộng: 9.955 đồng/m3.
- Nước sử dụng cho các đơn vị sản xuất: 11.615 đồng/m3.
- Nước sử dụng cho kinh doanh dịch vụ: 22.068 đồng/m3.
Cách tính giá nước sinh hoạt
Đơn giá nước sinh hoạt thường sẽ được tính theo công thức lũy tích. Bạn cần xác định đúng mục đích sử dụng nước để áp dụng đúng mức giá. Ví dụ, nếu thuộc hộ gia đình chỉ dùng để phục vụ sinh hoạt, một tháng hết 34 khối nước thì bạn có thể tính như sau:
- Bậc 1 = Giá nước 10m3 đầu tiên (5.973 đồng/m3) x 10
- Bậc 2 = Giá nước 10 – 20 m3 (7.052 đồng/m3) x 10
- Bậc 3 = Giá nước 20 – 30 m3 (8.669 đồng/m3) x 10
- Bậc 4 = Giá nước 30 m3 trở lên (15.929 đồng/m3) x 4
Như vậy, tổng số tiền nước của hộ gia đình bạn = bậc 1 + bậc 2 + bậc 3 + bậc 4
Lưu ý: giá bán nước sạch trên chưa bao gồm VAT và phí bảo vệ môi trường. Vì thế, khi tính bạn cần cộng thêm 5% VAT và 10% phí bảo vệ môi trường.
Cách tiết kiệm nước hiệu quả
- Tắt vòi nước khi không có nhu cầu sử dụng. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến hóa đơn nước tăng.
- Sử dụng vòi phun/vòi hoa sen thay vì thòi nước thường: với vòi nước thường nếu không có chậu hứng nước thì 60% lượng nước sẽ lãng phí. Do đó bạn nên dùng vòi phun tia nhỏ sẽ giúp bạn thuận tiện trong sử dụng, mang đến sự sang trọng cho không gian.
- Thường xuyên kiểm tra vòi nước xem có bị rò rỉ không. Nếu phát hiện có rò rỉ hay hỏng hóc thì cần thay mới nhanh chóng.
- Hạn chế dùng bồn tắm bởi đây là chỗ tiêu tốn nước nhất gia đình. Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng bồn tắm mà hãy tắm bằng vòi sen hoặc dùng chậu hứng nước.
- Sử dụng máy giặt một cách hợp lý. Bạn có thể gom quần áo với khối lượng vừa đủ để giặt. Nên để chế độ giặt tự động và thay thế máy nếu đã quá cũ.
- Nước sau khi rửa rau, giặt quần áo,… có thể lưu lại để tưới cây, dội bồn cầu thay vì đổ thẳng xuống cống. Đây là cách tái sử dụng nước hiệu quả.
- Tận dụng nhiều nguồn nước khác để sử dụng như nước mưa, dội rửa, lau nhà,….
Trên đây là một số quy định về bảng giá nước sinh hoạt mới nhất 2021 chúng tôi muốn chai sẻ. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.