Bể tự hoại 2 ngăn: Sơ đồ cụ thể và nguyên lý hoạt động

Bể tự hoại 2 ngăn là thiết bị xử lý chất thải chuyên dùng trong các hộ gia đình hoặc những nơi có số người sinh sống tương đối ít. Hãy cùng tìm hiểu về: Thế nào là bể tự hoại 2 ngăn? Cấu tạo bể phốt 2 ngăn, nguyên lý hoạt động và cách xây loại bể này ra sao trong bài viết sau đây!

1. Bể tự hoại 2 ngăn là gì?

Thế nào là bể tự hoại 2 ngăn?

Bể tự hoại 2 ngăn hay còn được gọi là bể phốt 2 ngăn, hầm tự hoại 2 ngăn. Đây là dụng cụ được lắp ở ngay dưới bồn cầu, chứa đựng các chất thải sinh hoạt thường ngày của con người trôi từ bồn cầu xuống sau khi xả nước. Loại bể này thường dùng trong các hộ gia đình là chủ yếu vì diện tích chứa chất thải của chúng ít hơn so với bể tự hoại 3 ngăn.

2. Cấu tạo của bể tự hoại 2 ngăn và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo của bể tự hoại 2 ngăn ra sao?

a. Cấu tạo 

Cấu tạo của hầm tự hoại 2 ngăn gồm 2 ngăn chính: Ngăn chứa và ngăn lắng. Trong đó:

  • Ngăn chứa: Cũng chiếm 2/3 tổng diện tích bể như dòng bể 3 ngăn. Nó được sử dụng để chứa các chất thải sinh hoạt, ví dụ như phân người
  • Ngăn lắng: Chỉ chiếm 1/3 diện tích của bể tự hoại 2 ngăn. Đây là nơi để các chất thải có thể lắng xuống trước khi thoát ra ngoài môi trường

b. Nguyên lý hoạt động 

Những chất thải của con người sau khi đi vệ sinh xong, nhấn nước xả sẽ đi từ vị trí bồn cầu đến thẳng hầm chứa. Sau khi tới ngăn này, các chất thải sẽ dần bị phân hủy bởi nấm men và nhiều loại vi khuẩn kỵ khí, đến một lúc nào đó sẽ biến thành bùn.

Một số chất thải cứng, không chịu phân hủy như tóc, kim loại…theo đường nước thải chứa chúng sẽ tiếp tục di chuyển sang ngăn lắng. Quá trình phân hủy, lắng chất thải lại diễn ra. Cuối cùng, nguồn nước sau khi đã phân hủy chất thải qua 2 ngăn sẽ trở nên trong, mùi hôi thối không còn quá nồng sẽ được đưa ra bên ngoài môi trường. Hoặc cũng có thể được tận dụng làm nguồn nước tưới cây hàng ngày cho gia đình.

Xem thêm: Bể tự hoại 3 ngăn, sơ đồ nguyên lý chi tiết

3. Bản vẽ chi tiết tiết bể tự hoại 2 ngăn

Bản vẽ chi tiết tiết bể tự hoại 2 ngăn được mô tả cụ thể như sau:

Sơ đồ bản vẽ chi tiết bể tự hoại 2 ngăn (1)

Sơ đồ bản vẽ chi tiết bể tự hoại 2 ngăn (2)

4. Hướng dẫn cách xây dựng bể tự hoại 2 ngăn từ A-Z

4.1. Tiêu chuẩn xây dựng bể tự hoại 2 ngăn đạt chuẩn là gì? 

– Tiêu chuẩn xây dựng bể phốt 2 ngăn đạt chuẩn cần tuân theo quy định về:

  • Dung tích ướt
  • Dung tích vùng lắng
  • Dung tích phân hủy cặn
  • Dung tích vùng tích trữ bùn
  • Dung tích phần váng nổi
  • Dung tích vùng lưu không trên mặt nước

– Bảng tiêu chuẩn chi tiết như sau:

Ý nghĩa tiêu chuẩn Công thức Diễn giải công thức, ghi chú Ví dụ minh họa
Dùng để tính dung tích hữu ích của hầm là bao nhiêu

 

Vư = Vn + Vb + Vt + Vv (đơn vị tính m3) Vư: Dung tích ướt cần tìm

Vn: Dung tích của vùng lắng

Vb: Dung tích vùng chứa cặn tươi từ chất thải, đang trong quá trình phân hủy

Vt: Vùng bùn đã được chuyển hóa từ chất thải phân hủy ra

Vv: Vùng lưu trữ váng, nổi

Vn = 10 m3, Vb = 25, Vt= 20, Vv= 15 thì Vư sẽ được tính như sau:

Vư = Vn + Vb + Vt + Vv= 10 + 25 + 20 + 15 = 70 m3

 

Là loại dung tích được tính dựa trên loại nước thải, thời gian lưu nước và số nước thải chảy vào bể là bao nhiêu. Vn (m3) = Q.t­n = N.qo.tn / 1000

 

N: Số người dùng bể

Qo: Tiêu chuẩn thải nước

tn: Thời gian lưu lượng nước thải

Tn nước tính dựa trên bảng thống kê sau:

Lưu lượng nước Thời gian lưu nước (xử lý nước đen từ WC)
<6

7-8

9

10-11

12

13

>14

2

1,8

1,6

1,4

1,3

1,2

1

 

Q=6, Tn-=1h thì Vn= 6 x 1 = 6 m3
Là lượng chất thải đã phân hủy, lắng xuống cặn Vb = 0,5.N.tb / 1000 N: Só người dùng bể

tb: Thời gian phân hủy cặn. Thời gian phân hủy cặn được tính như sau:

Nhiệt độ nước thải Thời gian cần thiết để phân hủy cặn (ngày)
10

15

20

25

30

35

104

63

47

40

33

28

N= 3, tb= 28 thì Vb= 0,5 x 3 x 28 = 42 m3
Là dung tích bùn tồn tại trong bể do chất thải phân hủy, lắng xuống phần đáy bể.

Lượng dung tích được tính dựa vào số nước thải và lượng người dùng

Vt ­= r.N.T /1000 r:  lượng chất thải đã phân hủy được tính trong vòng 1 năm của 1 người.

+ r=40 lít/người nếu là bể xử lý cả nước đen lẫn nước xám

+ r=30 lít/người nếu là bể tự hoại xử lý

T: Khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn gần nhất trong năm

r=40, N=4, T=1 thì Vt= 40 x 4 x 1 = 160 m3
Là dung tích phần váng nổi khi bể tự hoại 2 ngăn nhận thêm nước thải từ các nguồn khác như nhà ăn, bếp…

Cần tăng dung tích vùng chứa váng lên 50%

Vv= (0,4-0,5)x Vt Vv: Dung tích phần váng nổi cần tìm

Vt: Dung tích vùng tích trữ bùn

Là phần lưu không giữa ngăn Vk= 20%Vư Vk: Dung tích vùng lưu không trên mặt nước cần tìm

Vư: Dung tích ướt

Vư= 60 m3 thì Vk= 20% x 50= 1,2 m3

4.2. Quy định về kích thước

  • Quy định chiều sâu ít nhất của 1 lớp nước là 1,2 mét
  • Chiều rộng hoặc đường kính không bé hơn 0,7 mét
  • Hình dạng hầm: Dạng hình chữ nhật
  • Kích thước mặt bằng hầm: Theo tỷ lệ 3:1
  • Quy định ống thông hơi: Có đường kính không bé hơn 60 mm, độ cao ít nhất là 0,7 mét
  • Dung tích hầm tự hoại 2 ngăn xử lý loại nước đen và xám là 3 m3, của riêng loại nước đen là 1,5 m3

4.3. Cách lắp đặt các ống trong xây dựng bể tự hoại 2 ngăn 

Cách lắp đặt các ống trong xây dựng bể tự hoại 2 ngăn là gì?

– Cách đặt ống xả: Chú ý lắp ống xả thải ở vị trí càng cao càng có lợi. Tốt nhất cần đặt sao cho chúng gần với tâm đan của bể càng tốt. Nguyên nhân là vì, ống xả nếu bị gấp khúc sẽ dễ bị tắc nghẽn chất thải. Khi để cao thì độ dốc trong ống lớn, việc lưu trữ chất thải cũng vì thế dễ dàng hơn

– Cách đặt ống thông giữa các ngăn: Tùy theo từng diện tích và kích thước của bể mà vị trí đặt ống cũng sẽ có sự khác nhau rõ rệt. Với bể tự hoại 2 ngăn có chiều cao ở phần đáy là 1,3 mét thì nên đặt ống của bể tại mốc 0,55 mét

– Cách đặt ống thoát: Cần đặt ống thông và thoát khí trước. Với các ống thông thì nên đặt ở giữa các ngăn của bể.

5. Quy trình vận hành và bảo dưỡng bể phốt 2 ngăn

a. Quy trình vận hành bể phốt 2 ngăn 

Quy trình vận hành bể phốt 2 ngăn như sau:

Quá trình khởi động bể phốt sau khi hoàn thiện khâu xây dựng thường kéo dài trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, khoảng thời gian trên hoàn toàn có thể rút ngắn bằng cách đổ một lượng bùn nhất định từ các bể phốt vẫn đang hoạt động ổn định. Lưu ý, tuyệt đối không được đổ nước xà phòng, nước mưa, băng vệ sinh, cao su…vào bể phốt vì những chất thải này có thể gây ghẽn, tắc bể, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình khởi động của loại hầm này.

b. Bảo dưỡng bể phốt 2 ngăn 

– Bất cứ một loại bể tự hoại nào đều phải trải qua việc hút bể định kỳ trong quá trình vận hành, sử dụng. Bởi vì, bể phốt nếu dùng lâu, lượng bùn tích trữ lớn sẽ khiến bể bị đầy ứ, hoạt động của nó vì thế mà trì trệ, chậm chạp và có khả năng gián đoạn.

– Thời gian hút bùn lại phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như: Số người dùng bể phốt, loại nước thải mỗi ngày, nhiệt độ môi trường hàng ngày như thế nào. Theo các chuyên gia, trên thực tế, thời gian hút bùn trung bình mà một hộ gia đình nên tiến hành là 3 năm/lần. Nếu diện tích và kích thước bể lớn thì tần suất phải hút bể đương nhiên sẽ nhiều hơn

– Ngoài việc tính thời gian bảo dưỡng bằng việc thông hút bể phốt theo định kỳ, bạn còn có thể ước lượng thời điểm cần vệ sinh bể nếu:

+ Chiều sâu lớp bùn tại đáy hầm > 40 cm

+ Chiều dày lớp váng nổi lớn hơn 20 cm

– Phương pháp đo độ dày lớp bùn như sau: Dùng 1 tấm gỗ đã được bọc vải trắng. Có thể thay thế bằng thước đo chữ L

– Những lưu ý khi hút bể phốt 2 ngăn là:

+ Không hút hết bùn trong bể mà nên để lại 1 lượng nhỏ để làm chỗ sống cho các vi khuẩn kỵ khí có chức năng phân hủy chất thải

+ Tuyệt đối không được hút bùn trong lúc mực nước ngầm lớn hơn nhiều so với đáy hầm nhằm tránh nguy cơ tạo áp lực, gây vỡ, nứt hầm hoặc làm hỏng kết cấu của các công trình liền kề. Nếu bắt buộc phải hút thì chỉ nên hút phần bùn đáy và lớp váng, không được hút sạch nước ra khỏi hầm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Thế nào là bể tự hoại 2 ngăn? Cấu tạo bể tự hoại 2 ngăn, nguyên lý hoạt động ra sao? Mong rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, thiết thực nhất!

Leave a Reply

Call Now

error: Content is protected !!