Bể phốt hay bể tự hoại, hầm tự hoại,… là tên gọi chung của hệ thống xử lý chất thải. Để đảm bảo hệ thống này hoạt động tốt thì khi lắp đường ống bể phốt cần chính xác, đúng kỹ thuật. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan và hướng dẫn cách đặt ống bể phốt chuẩn nhất.
Mục lục
Các loại ống cần có trong bể phốt
- Ống xả chất thải vào bể chứa: là đường ống đóng vai trò vô cùng quan trọng; có tác dụng giúp chất thải di chuyển từ ngoài vào bể để xử lý.
- Ống nhựa thông giữa 3 ngăn gồm ngắn lắng, ngăn lọc và ngăn chứa. Các đường ống này sẽ giúp quá trình xử lý chất thải vận hành hiệu quả.
- Ống thoát nước đã lắng đọng: xử lý chất thải thành nhiều loại khác nhau.
- Ống thoát khí: giảm áp lực không khí, tình trạng đầy bể.
Cách đặt ống bể phốt đơn giản, đúng kỹ thuật
Có thể thấy, mỗi loại ống sẽ có nhiệm vụ và vị trí đặt khác nhau. Do đó cách lắp đặt các loại ống nhau cũng không giống nhau.
Cách đặt ống xả bể phốt
Với chức năng dẫn chất thải vào bể phốt nên nếu không lắp đặt chính xác thì sẽ gây nên tắc nghẽn trong quá trình sử dụng. Thông thường, ống xả bể phốt đặt càng cao càng tốt. Bởi khi lắp đặt cao chúng sẽ tạo được lực đẩy cho bể phốt và an toàn với người dùng.
Vị trí lắp đặt ống bể phốt tốt nhất là gần với thành bể. Bởi khi đặt đường ống thẳng thì chất thải từ bồn cầu sẽ thoát xuống nhanh nhất. Nếu ống bị gấp khúc thì nên tạo độ dốc ống càng lớn càng tốt.
Cách lắp đặt ống bể phốt giữa các ngăn
Để lắp chính xác đường ống giữa các ngăn thì người lắp cần biết chính xác kích thước và diện tích toàn bể để định vị vị trí chính xác nhất. Mỗi bể sẽ có kích thước khác nhau nên vị trí lắp đặt ống cũng không giống nhau. Thông thường, vị trí đặt ống thông giữa các ngăn sẽ cách miệng bể 1/3 hoặc sát dưới cùng đáy bể.
Bạn nên để kích thước lỗ thông là 20x20cm hoặc ống nhựa có đường kính tối thiểu là 11cm giữa các ngăn chứa. Tùy thuộc theo loại bể phốt là 2 hay 3 ngăn để quyết định vị trí của ống nhựa. Sau khi đã xác định vị trí tốt nhất thì tiến hành lắp đặt ống. Các ống thông bể phốt giữa các ngăn được đặt cách đều và so le nhau.
Lưu ý: với bể 2 ngăn hoặc bể nhỏ thì nên đặt các lỗ thông giữa ngăn chứa ở bên dưới cùng bể phốt. Việc làm này sẽ giúp thông bể phốt dễ dàng hơn.
Cách đặt ống bể phốt để thoát nước
Chất thải sau khi bị phân hủy ở bể chứa và lắng lọc sẽ được đưa qua ngăn lọc trước khi thải ra ngoài. Để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn và đảm bảo việc thoát nước diễn ra liên tục thì cần đặt ống thoát bể phốt cách 20cm so với nắp đậy của bể; đường kính ống tối ưu nhất là 11cm.
Những điều cần lưu ý khi lắp ống bể phốt
- Lắp ống bể phốt tại các vị trí phù hợp, dễ thoát nước. Đồng thời hãy kiểm tra xe thổ nhưỡng ở đây có phù hợp để xây bể phốt không.
- Tránh lắp đặt nơi có nhiều cây cối hay bụi rậm vì rễ cây có thể là nguyên nhân gây tắc bể phốt.
- Thợ lắp đặt cần có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo lắp đặt chính xác nhất và có hiệu quả cao.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan đến cách đặt ống bể phốt. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.