Hiện nay, hầu hết mọi gia đình đều sử dụng bể phốt tự hoại. Điều này vừa giúp đảm bảo vệ sinh, tránh ô nhiễm môi trường mà còn phòng tránh được nhiều loại bệnh tật truyền nhiễm. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà khi xây bể phốt cần có bản thiết kế hệ thống và chi tiết. Điều này không chỉ giúp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mà còn giúp tiết kiệm chi phí, thời gian một cách tốt nhất. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách xây bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn đúng chuẩn kỹ thuật nhất.
xem thêm:
Cách đặt ống bể phốt: Hướng dẫn cách lắp tất cả loại ống đặt bể phốt
Mục lục
Bể phốt tự hoại là gì?
Bể phốt là nơi chứa chất thải trong gia đình. Theo thời gian, các chất thải sẽ tự phân hủy rồi theo ống thoát nước chảy ra ngoài. Sử dụng bể phốt tự hoại là phương pháp đảm bảo vệ sinh; giúp tiết kiệm chi phí và thời gian; hạn chế tập trung ruồi nhặng; tránh được tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh; chất thải được xử lý một cách dễ dàng nhất.
Việc chọn vị trí xây dựng bể phốt khá quan trọng. Thông thường nó sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như: phong thủy; địa chất; hình dáng mảnh đất. Ngoài ra, một vấn đề khác bạn cần quan tâm là kích thước của bể phốt. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp đảm bảo đáp ứng được khả năng hoạt động của bể. Tùy theo mỗi công trình chúng ta sẽ có kích thước bể phốt khác nhau. Nếu bể phốt của gia đình bình thường thì chỉ cần xây dựng khoảng 3 – 5 khối là được. Còn nếu bể phốt cho nhà hàng hay nơi tập trung đông người thì có thể trong khoảng 20 – 30 khối hoặc vài trăm khối.
Cách xây bể phốt tự hoại 2 ngăn cho gia đình
Sơ đồ bể phốt tự hoại 2 ngăn
Dưới đây là sơ đồ bể phốt tự hoại 2 ngăn phổ biến nhất.
Nguyên lý hoạt động của bể phốt 2 ngăn
Nguyên lý hoạt động của bể phốt 2 ngăn khá đơn giản. Sau khi chất thải và nước từ bồn cầu xả xuống bể phốt thì chúng sẽ được phân hủy nhờ vào các loại vi khuẩn và nấm men vi sinh trong bể. Lâu ngày chất thải sẽ chuyển hóa thành bùn cặn. Các hợp chất lơ lửng ở trên ngắn chứa sẽ đường ống dẫn chảy qua ngăn lắng. Khi đến ngăn lắng, các chất thải này sẽ lắng thật sâu xuống đáy bể; phần nước sẽ theo đường ống thải chảy ra ngoài.
Các tiêu chuẩn xây dựng bể phốt 2 ngăn
Hầu hết mọi công trình bể phốt hiện nay đều phải đảm bảo các yếu tố như: sạch sẽ; không gây ảnh hưởng đến môi trường; không chiếm nhiều diện tích. Điều này sẽ giúp đảm bảo chất lượng công trình nhà vệ sinh nói riêng và toàn bộ công trình nói chung.
Cách xây bể phốt 2 ngăn đúng kỹ thuật
Để xây dựng bể phốt 2 ngăn chuẩn bạn cần chuẩn bị các vật liệu sau:
- Gạch đặc: 800 viên
- Xi măng: 13 bao
- Thép phi 8: 30kg
- Đá dăm 1×2: 10 xe rùa
- Cát vàng: 1.3 khối
- Ống nhựa PVC
Cách thực hiện như sau:
B1: Đào hố
Đào hồ để xây hầm tự hoại theo bản thiết kế định sẵn. Tốt nhất bạn nên đào rộng hơn chút so với kích thước thi công để thuận tiện xây dựng. Kích thước cơ bản là: D 2.7 x R 1.4m x C 1.6m
B2: Gia cố nền
Gia cố nền bằng thép phi 8 đan lưới và bản sắt đan A150. Sau đó đổ thêm lớp vữa bê tông (1 xi măng – 2 cát vàng – 3 đá dăm) dày khoảng 10cm. Bước này sẽ đảm bảo độ chắc, tránh bị sụt lún hay nứt vỡ ở công trình.
B3: Xây tường bao và tường ngăn
Xây tường 10 bằng gạch đặc, dùng vữa có tỷ lệ 1 xi măng x 4 cát. Khi xây dựng chú ý chừa lỗ theo thiết kế để đặt ống. Trong tường phụ cần chia 2 ngăn; ngăn chứa có kích thước bằng 2/3 tổng diện tích của bể; ngăn lắng bằng 1/3 diện tích bể. Sau khi xây tường xong thì trát vữa có tỷ lệ 1 xi măng x 3 cát. Sau cùng quét thêm lớp nước xi măng nguyên chất để chống thấm cho tường.
B4: Đổ nắp hầm cầu
Đổ nắp hầm cầu bằng bê tông cốt thép; chiều dày không nhỏ hơn 7cm.
B5: Lắp ống
Lắp đường ống trong bể theo thiết kế gồm:
- Ống xả chất thải vào bể: đặt càng cao càng tốt, tốt nhất nên gần tấm đan và cao hơn mặt nước ít nhất 200mm; độ dốc hoàn hảo là 1/50 cho độ dài ống 1000mm, đường kính 90mm.
- Ống thông ngăn: đường kính tối thiểu 110mm hoặc lỗ thông 200x200mm.
- Ống thông hơi: tối ưu 27mm đặt hướng lên trời, cao hơn mái nhà tối thiểu 0.7m.
- Ống thoát nước thải: đường kính 110mm, cách 200mm so với nắp bể.
B6: Kiểm tra và san mặt bằng
Sau khi đã hoàn thành bước 5, bạn kiểm tra lại các thông số kỹ thuật lần cuối. Nếu tất cả đã phù hợp thì cần tiến hành san lấp đất xung quanh và tưới nước lên, sau đó dồn đều cát xuống cho chắc chắn.
Cách xây bể phốt tự hoại 3 ngăn cho gia đình
Khác với bể phốt 2 ngăn, bể phốt 3 ngăn sẽ có cấu tạo gồm: 1 ngăn chứa và 2 ngăn lắng; hoặc 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng, 1 ngăn lọc.
- Ngăn chứa: nơi chứa chất thải xả từ bồn cầu xuống, diện tích tối thiểu ½ bể.
- Ngăn lắng: chứa chất thải không phân hủy được, diện tích tối thiểu bằng ¼ bể.
- Ngăn lọc: lọc chất thải lơ lửng sau khi được xử lý ở ngăn chứa, diện tích tối thiểu bằng ¼ bể.
Sơ đồ bể phốt tự hoại 3 ngăn
Để hình dung rõ hơn về cấu tạo của bể phốt 3 ngăn bạn có thể xem sơ đồ sau:
Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn
- Chất thải theo dòng nước từ bồn cầu sẽ chảy xuống sẽ rơi vào ngăn chứa. Chất thải sẽ được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và nấm men trong bể phốt.
- Sau quá trình phân hủy chất thải sẽ thành dạng bùn và lắng xuống đáy bể, lúc này mùi hôi cũng sẽ giảm bớt.
- Với cá chất thải khó phân hủy như tóc, nhựa hay kim loại sẽ được chuyển sang bể lắng 2 rồi chuyển ra ngoài; một số chất sẽ chuyển hóa thành khí CH4; CO2; NH3; H2S;…. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển hóa này là nhiệt độ; lưu lượng dòng nước thải; tải trọng chất bẩn; thời gian lưu nước; cấu tạo bể,….
Lưu ý: nên hạn chế tối đa sử dụng hóa chất tẩy rửa khi tiến hành thống tắc bồn cầu. Bởi các hóa chất này có thể làm chết 1 lượng lớn vi khuẩn có lợi trong quá trình phân hủy trong bể.
Các tiêu chuẩn xây dựng bể phốt 3 ngăn
Với bể phốt 3 ngăn, bạn cần lưu ý đến kích thước của từng ngăn bể. Tiêu chuẩn về kích thước sẽ giúp đảm bảo bể phốt hoạt động hiệu nhất. Khi xây dựng bể bạn có thể dùng gạch đỏ hoặc đổ bê tông trực tiếp. Ngoài ra, cần đảm bảo về chất lượng công trình, vệ sinh, khả năng hoạt động của bể phốt.
Cách xây bể phốt 3 ngăn đúng kỹ thuật
Về cơ bản, cách xây bể phốt 3 ngăn sẽ tương tự như với bể 2 ngăn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi xây dựng bể 3 ngăn:
- Nếu dùng cho công trình lớn thì nền móng cần đổ bê tông cốt thép dày tối thiểu 15cm.
- Hầu hết bể phốt 3 ngăn đều được dùng cho các tòa chung cư. Do đó, tốt nhất hãy xây dựng tường 20 cho phần bao; tường 10 cho vách ngăn.
- Ngăn chứa cần có diện tích lớn nhất bằng ¼ diện tích bể; ngăn lọc và ngăn lắng mỗi ngăn chiếm ¼ diện tích bể.
- Tùy theo số người dùng bạn nên có tính toán hợp lý nhất. Nếu dùng cho gia đình bình thường thì bạn nên xây dựng theo kích thước là D 3.2m x R 2.2m x C 1.5 – 1.65m.
- Đường kính của ống dùng là 114 – 140mm.
Lưu ý:
- Chiều cao lưu thông tối thiểu từ 15cm.
- Chiều sâu miệng vào ra cắm xuống mặt nước tối thiểu là 30cm.
- Nếu dùng ống phào lắp ở thành bể thì cốt đáy ống vào cao hơn cốt đáy ống ra khoảng 5cm.
Các lưu ý cần nhớ khi xây bể phốt 3 ngăn
- Cần thuê thợ nếu không biết xây dựng. Khi lên được kế hoạch thuê thợ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí cho xây dựng.
- Dự trù chi phí, tính toán giá cả cẩn thận và chi tiết trước khi tiến hành, đặc biệt là với những công trình lớn.
- Chọn vật liệu quan trọng, chất lượng để đảm bảo độ bền cho công trình.
- Có cam kết bảo hành về chất lượng cũng như thời gian thi công với cơ sở thầu.
xem thêm: Lựa chọn kích thước bể phốt gia đình 2 ngăn phù hợp
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cách xây bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn chi tiết nhất. Hy vọng các thông tin trong bài sẽ giúp ích với bạn trong việc xây dựng.