Nước thải công nghiệp là một trong những nguồn gây ô nhiễm hàng đầu hiện nay. Vậy nước thải công nghiệp là gì? Phương pháp xử lý và quy chuẩn của nước thải công nghiệp ra sao? Những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây.
Xem thêm: 7 Chất thải nguy hại trong sinh hoạt gia đình hằng ngày
Mục lục
- 1 Nước thải công nghiệp là gì?
- 2 Nguồn gốc phát sinh nước thải công nghiệp
- 3 Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất
- 4 Thực trạng nước thải công nghiệp ở Việt Nam
- 5 Một số phương pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
- 5.1 1. Áp dụng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp hóa học
- 5.2 2. Sử dụng vi sinh xử lý nước thải công nghiệp (phương pháp sinh học)
- 5.3 3. Ứng dụng sơ đồ xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học
- 5.4 4. Dùng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp hóa lý
- 5.5 5. Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp điện hóa
Nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp là nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất hoặc phục vụ cho nhu cầu như lau chùi, vệ sinh máy móc, kho xưởng các nhà máy, xí nghiệp, công ty hay hoạt động của công nhân viên. Loại nước này có thành phần rất đa dạng tùy theo từng loại hình công nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn nước thải công nghiệp sẽ có ion kim loại nặng, chất rắn, nito, phôtpho, clo, acid béo dễ bay hơi và dầu mỡ.
Nước thải công nghiệp sẽ chia thành 2 nhóm chính:
- Nước thải sản xuất bẩn: sinh ra từ hoạt động sản xuất sản phẩm, xúc rửa máy móc, trang thiết bị hoặc quá trình sinh hoạt của công nhân viên.
- Nước thải sản xuất không bẩn: chủ yếu từ quá trình làm nguội thiết bị, ngưng tụ hơi nước, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh.
Nguồn gốc phát sinh nước thải công nghiệp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 154/2016/NĐ-CP, nước thải công nghiệp có thể tới từ:
- Ngành dệt nhuộm
- Hoạt động sản xuất của nhà máy bia Heineken, 333, Tiger …
- Hoạt động sản xuất mực in
- Hoạt động trạm trộn bê tông
- Nước thải công nghiệp chế biến cafe
- Cơ sở sản xuất sơn
- Ngành kinh doanh dịch vụ lò hơi
- Ngành xi mạ kẽm, mạ crom
- Dịch vụ giặt là
- Sản xuất mì ăn liền
- Nước thải nhà máy sữa
- Cơ sở công nghiệp sản xuất giấy
- Cơ sở sản xuất và chế biến nông – lâm – thủy sản
- Cơ sở chăn nuôi hoặc giết mổ gia súc, gia cầm
- Cơ sở dệt, nhuộm và may mặc
- Sản xuất linh phụ kiện điện tử
- Hoạt động gia công kim loại, cơ khí, luyện kim
- Sản xuất hóa chất, dược phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, văn phòng phẩm, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng.
Quy chuẩn nước thải công nghiệp mới nhất
Các quy chuẩn nước thải công nghiệp sẽ do Bộ Tài Nguyên và Môi trường đặt ra. Hiện tại, QCVN 40 về nước thải công nghiệp của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đang được xem là quy định về nước thải công nghiệp mới nhất hiện nay. Ngoài ra, quy chuẩn nước thải công nghiệp 2015 (QCVN 14-MT:2015/BTNMT) cũng có áp dụng với nước thải sinh hoạt từ cơ sở sản xuất kinh doanh trong hoạt động công nghiệp. Trong quy chuẩn 40 có chỉ rõ:
- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A: Là chỉ số các chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép trong nước thải công nghiệp vào những nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B: Là chỉ số các chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép trong nước thải công nghiệp vào những nguồn nước không được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Bạn có thể xem chi tiết trong bảng dưới đây:
Thực trạng nước thải công nghiệp ở Việt Nam
Ở nước ta, thực trạng nước thải công nghiệp hiện đang ở mức báo động đỏ. Theo thông tin từ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, tổng lượng nước thải từ các khu công nghiệp trên toàn quốc đạt khoảng 3.000.000m3/ ngày đêm. Trong số đó có tới 70% chưa qua xử lý đã được xả thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch, sông, suối,….
Các hệ quả từ nước thải công nghiệp gây nên ảnh hưởng tới:
- Môi trường: thay đổi thành phần, tính chất, chất lượng của đất – nước – không khí; ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong môi trường đó. Điển hình là hiện tượng thủy triều đen, thủy triều đỏ, suy thoái đất, bốc mùi hôi thối, mật độ bụi bẩn tăng cao.
- Đời sống kinh tế: nước thải công nghiệp ảnh hưởng đến hoa màu, nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy hải sản của bà con nông dân, thiệt hại về kinh tế.
- Sức khỏe: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 ca tử vong và trên 200.000 người bị ung thư do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Một số phương pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
1. Áp dụng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp hóa học
Đây là phương pháp được đánh giá cao giúp loại bỏ tạp chất, chất độc hại trong nước nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng. Ưu điểm của phương pháp này là cho hiệu quả nhanh, dễ sử dụng và quản lý. Tuy nhiên, kinh phí xử lý cao, có thể phát sinh chất gây ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý.
Hiện nay, phương pháp này được áp dụng xử lý nước trong các ngành xi mạ kẽm, mạ crom, đồng, xử lý nước thải dệt nhuộm, xà phòng, xử lý nước thải mực in, nước thải trạm trộn bê tông và amoni. Phương pháp này sẽ được triển khai theo 2 phương án sau:
- Oxy hóa khử: Những thành phần độc hại có trong nước thải sẽ phản ứng với các chất oxi hóa (Clo, pemanganat kali, clorat canxi, bicromat kali, dioxit clo, oxy không khí, ozon, hypoclorit canxi …) và chuyển hóa thành các chất ít độc hơn, sau đó được tách ra khỏi nước thải.
- Trung hòa: Dùng các tác nhân trung hòa, kiềm, axit hoặc vật liệu lọc axit để trung hòa và giảm mức độ ảnh hưởng của nước thải trước khi xả ra môi trường.
2. Sử dụng vi sinh xử lý nước thải công nghiệp (phương pháp sinh học)
Cách này phù hợp với xử lý amoni trong nước thải công nghiệp, nước thải công nghiệp chế biến café, nước thải mì ăn liền, nhà máy sữa, nhà máy bia. Theo đó, nó sẽ sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất hữu cơ độc hại. Các vi sinh vật này có thể có sẵn trong nước thải hoặc sẽ được bổ sung vào.
Hiện có nhiều công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Tùy theo đặc tính của nước và yêu cầu với nước đầu ra để chọn công nghệ phù hợp.
3. Ứng dụng sơ đồ xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học
Tất cả phương pháp để loại bỏ chất có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải đều được gọi là phương pháp cơ học. Vì thế, công nghệ của phương pháp này rất đa dạng, áp dụng được cho nhiều ngành khác nhau. Phương pháp này được áp dụng để:
- Phân tách những chất lơ lửng trong nước thải công nghiệp thì dùng bể lắng.
- Giữ lại các tạp chất không hòa tan có kích thước lớn như rác trong nước thải thì dùng lưới lọc hay song chắn rác.
- Muốn tách những chất cặn nhẹ hơn nước (mỡ, dầu …) thì dùng bể tách mỡ, bể thu dầu.
- Nếu mục đích là giải phóng chất thải khỏi những chất huyền phù, phân tán nhỏ thì nên lọc qua lớp vật liệu lọc chuyên biệt, lưới lọc hoặc vải lọc.
4. Dùng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp hóa lý
Về bản chất, phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình hóa học, vật lý giúp loại bỏ bớt các thành phần gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp mà không thể dùng được bằng bể lắng. Công nghệ nổi trội nhất của phương pháp này là:
- Công nghệ keo tụ tạo bông: Thích hợp xử lý nước thải mực in, xử lý nước thải sơn, dệt nhuộm,… vì quá trình keo tụ tạo bông có khả năng khử màu và cặn lơ lửng rất rốt. Đối với nước thải nhiễm dầu, chứa kim loại nặng cũng có thể áp dụng.
- Công nghệ trích ly pha lỏng: Áp dụng dụng cho các loại nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại, phenol, axit hữu cơ, dầu,…. Chi phí trích ly khá tốn kém, chỉ khi chất bẩn chạm mốc 3 – 4g/l thì mới sử dụng.
5. Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp điện hóa
Phương pháp này sẽ dùng 2 dạng năng lượng là điện và hóa học để loại bỏ triệt để thành phần chất độc hại trong nguồn nước. Tuy cho hiệu quả cao nhưng cần phải am hiểu sâu về kỹ thuật mới có thể áp dụng cách này. Hiện có 2 công nghệ loại bỏ chất bẩn độc hại trong nước thải công nghiệp bằng điện hóa gồm:
- Công nghệ keo tụ điện hóa: Thích hợp xử lý nước thải công nghiệp giấy, dệt nhuộm, mực in … vì keo tụ điện hóa dễ dàng loại bỏ chất thải màu hữu cơ khó khó phân hủy.
- Công nghệ oxy hóa điện hóa: Dùng để oxy các chất hữu cơ độc hại thành nước và CO2. Công nghệ này thường được dùng kết hợp với các vật liệu anốt (PbO2, SnO2 pha Sb2O3) để đem lại hiệu quả cao.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn một số thông tin liên quan đến nước thải công nghiệp. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.