Cách đi đường nước trong nhà vệ sinh như thế nào thì hợp lý? Liệu bạn đã biết? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi đi sâu khám phá và tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
Mục lục
1. Bản vẽ mô tả cách đi đường nước nhà vệ sinh
Bản vẽ mô tả cách đi đường nước nhà vệ sinh được biểu diễn như sau:
Bản vẽ mô tả cách đi đường nước nhà vệ sinh
2. Cách đi đường nước nhà vệ sinh
Để giúp bạn đọc nắm rõ thông tin một cách đúng và chính xác nhất, chúng tôi xin chia sẻ cách đi đường nước nhà vệ sinh như sau:
a. Tiêu chuẩn cần thực hiện khi đi đường nước cho nhà vệ sinh
Khi tiến hành đi đường nước cho nhà vệ sinh, bạn cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn sau đây:
+ Cần đảm bảo hệ thống đường nước không đi qua phòng khách hoặc phòng ngủ
+ Việc lắp đặt phải dễ dàng, thuận tiện để sửa chữa, thay thế tốt khi cần thiết
+ Cần tách riêng biệt hệ thống thoát nước nhà vệ sinh với hệ thống thoát nước rửa
+ Thiết kế chiều dài đường ống sao cho ngắn nhất
+ Tạo sự thuận tiện trong quá trình thi công, lắp đặt
b. Lưu ý khi lắp hệ thống nước thải
Khi lắp hệ thống nước thải trong nhà vệ sinh, bạn cần chú ý tới những điều sau:
+ Không nên để đường ống thải với dày đặc đoạn gấp khúc. Vì như vậy nó sẽ làm tăng trở lực với toàn bộ hệ thống đường ống. Đồng thời, khiến chất thải dễ mắc ket trong ống hơn. Từ đó, dẫn tới những hiện tượng tắc nghẽn, tiêu nước chậm cho bồn cầu.
+ Ống thải nhất định phải có ống khí, nếu không, ống nước sẽ rất dễ bị vỡ vì chịu áp lực mạnh
c. Tiến hành đặt ống thải xuống bồn cầu
Khi đặt ống thải xuống bồn cầu, bạn cần chú ý:
+ Ống thải khi xuống bể phốt cần cố gắng để không làm chúng bị ngập trong nước. Việc có áp lực nước sẽ giảm đi hiệu quả thoát nước rõ rệt
+ Ống thải đi xuống bể phốt cần cao hơn mặt nước ít nhất 200 mm
Cần ghi nhớ các quy tắc khi đi đường ống nhà vệ sinh
d. Sử dụng co nối hợp lý
Sử dụng co nối là một trong những bước quan trọng trong việc thiết lấp đường đi nước cho nhà vệ sinh. Bạn nên dùng loại cút nối hình chữ Y để dễ dàng thao tác khi lắp đặt nhiều loại thiết bị trên cùng một đường ống. Tuyệt đối không dùng loại chữ T vì nó sẽ khiến dòng chảy bị ngưng lại, phân đôi. còn chữ Y giúp nước chảy về cùng 1 hướng, nên hoàn toàn không cản trở những thiết bị sau. Qua đó, hạn chế tình trạng tắc nghẽn triệt để nhất
e. Lắp các thiết bị thoát ngang
Cần điều chỉnh độ nghiêng của ống thải với các thiết bị. Bởi vì, nếu dốc quá cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả của việc xả nước về sau
Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý bể phốt 3 ngăn
3. Lưu ý khi đi đường nước nhà vệ sinh
Những lưu ý khi đi đường nước nhà vệ sinh ra sao?
Một số lưu ý khi đi đường nước nhà vệ sinh bạn cần nhớ là:
– Ống thoát nước bồn cầu luôn thấp nhất
Người ta thường ghép hai ống thải nước và thải bồn cầu làm một. Vì thế, bắt buộc phải tính toán, thiết kế đường thoát bồn cầu xuống mức thấp nhất nhằm tránh nước từ bồn cầu tới thiết bị khác. Đồng thời nhờ vậy cũng sẽ tránh được mùi hôi thối nhất định
– Cần tính toán kỹ việc đặt ống thông khí
Đa phần những công trình vệ sinh hiện nay có áp lực từ nước tương đối yếu. Do vậy, khi lắp đặt cần để ý tới ống thông khí. Nếu thấy bể trên cao với các đường ống gấp cút chếch thì khả năng hệ thống cấp nước đang chịu tải, bị dồn nén quá mức. Bởi thế, khi xả nước chúng sẽ không có đường khí thoát ra phía bên ngoài
– Đừng dùng quá nhiều cút vuông để chuyển hướng
Bạn cần nhớ rằng không lạm dụng cút vuông quá nhiều vì như vậy dòng chảy nước sẽ hoạt động không tốt, dễ phân thành hai tình huống:
+ Nước chảy theo dòng thường không đều, hay có hiện tượng dội ngược lại
+ Gấp khúc đột ngột dễ khiến điểm chảy bị ứ tắc. Đây là điều kiện thuận lợi, khiến màng bám được giữ lại trong cống với thời gian lâu dài
– Nên tạo ra những đầu nước chờ sẵn
Thay vì khi cần mới đục phá, làm thêm hay lắp đặt thì việc tạo những đầu nước chờ sẵn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chỉ cần bịt đầu cũ, mở đầu mới là có thể sử dụng được luôn rất tiện lợi
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Cách đi đường nước nhà vệ sinh như thế nào? Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này!