Một căn nhà hoàn hảo sẽ không thể thiếu các thiết bị vệ sinh, trong đó bồn cầu. Tuy là thiết bị thường xuyên sử dụng nhưng không phải ai cũng hiểu hết về các thiết bị này. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo của bồn cầu và nguyên lý hoạt động của nó.
Mục lục
Cấu tạo bồn cầu bệt
Bồn cầu bệt là loại bồn cầu được sử dụng nhiều và phổ biến nhất hiện nay. Có 2 loại bồn cầu biệt chính là:
- Bồn cầu 1 khối, gồm 3 bộ phận chính là thân bồn cầu, nắp đậy, vòi xịt.
- Bồn cầu 2 khối, gồm 4 bộ phận chính là thân bồn cầu, két nước, nắp đậy, vòi xịt.
Két nước bồn cầu
Đây là bộ phận chứa nước xả bồn cầu, có nhiệm vụ xả nước để đẩy chất thải xuống bể phốt. Cấu tạo của két nước bồn cầu như sau:
- Phao bồn cầu – Float Ball, Float Cup: bộ phận này có tác dụng điều chỉnh mực nước theo yêu cầu. Khi lượng nước chảy vào đủ bóng sẽ nổi lên và hệ thống tự ngắt.
- Ống nạp lại – Refill Tube: mang nguồn nước cao đến bồn chứa.
- Bóng bể – Ballcock: khi được nâng lên, cho phép nước trong bể chảy vào bồn cầu; khi chìm xuống sẽ giúp bể chứa đầy lại.
- Lẫy gạt nước – Trip Lever: nút gạt để xả nước xuống bồn cầu. Một số loại bồn cầu sẽ có thiết kế bên trên hoặc bên trái, phải của bồn cầu.
- Xích nâng – Chain: là bộ phận giúp liên kết cần gạc và nắp đậy cao su.
- Van xả nước – Flapper
- Ống tràn – Overflow tube: ngăn nước tràn ra ngoài.
- Nút xả nước – Flush Valve seat: để ấn xả nước sau khi đi vệ sinh.
- Đường nước xuống bồn cầu – Inlet: dẫn nước xuống bệt cầu.
Thân bàn cầu – bệ ngồi
Thân bàn cầu gồm các bộ phận sau:
- Outlet: là đường đi ra của chất thải để xuống thẳng bể phốt.
- Weir: giúp giữ lại một phần nước của bồn.
- Water syurface area: là phần diện tích chứa nước của bồn cầu.
- Water seal: phần thể tích được giữ lại nhờ Weir; nó sẽ tạo ra 1 phần chân không giữa 2 bộ phận đường ống thải và môi trường sống. Đồng thời, nó còn giúp tránh mùi hôi bốc lên từ bồn cầu.
- Rim holes: là đường nước giúp đưa nước xả từ bình chứa xuống bồn cầu.
- Toilet bowl: là thân/bệ bồn cầu.
Vòi xịt vệ sinh
Là dạng vòi phun loại nhỏ, dùng tay để kích hoạt nước. Cấu tạo của vòi xịt bồn cầu tương đương với vòi xịt ở lavabo hay bồn rửa chén. Vòi này thường dùng để vệ sinh hậu môn sau khi đại tiện; xịt rửa sàn nhà tắm, vành bàn cầu; làm sạch các vết bẩn trong nhà tắm.
Nắp đậy
Là phần nắp phía trên thân bồn cầu, dùng để đậy bồn cầu lại sau khi sử dụng xong.
Nguyên lý hoạt động của bồn cầu bệt
Sau khi đã đi vệ sinh xong, bạn ấn nút xả nước. Lúc này, nước từ bồn chứa sẽ chảy vào bể bồn theo các lỗ nhỏ dọc đường dẫn nước và ống phun. Tại đây, nước sẽ dâng lên và vượt qua khúc cong của con thỏ. Lượng nước tràn vào bể bồn càng nhiều thì vận tốc và khối lượng nước chảy qua khúc cong cũng tăng lên. Nó sẽ giúp tống không khí nhanh xuống bơm, đồng thời tạo ra tấm màng nước ngăn cash ngang qua lỗ ống con thỏ. Tấm màng nước này sẽ ngăn không cho không khí dưới lỗ quay trở lại. Từ đây, tạo ra được vùng chân không và xuất hiện hiện tượng hút nước.
Khi nước bên trong tăng tốc, nó sẽ chiếm dần hết ống xifong để thay thế không khí. Lúc này, con thỏ đầy nước sẽ khiến quá trình hút nước diễn ra theo ống xifong xuống hầm cầu và kéo theo chất thải. Ngay khi mực nước trong bể bồn xuống thấp nhất nó sẽ không bịt lỗ con thỏ nữa; không khí lúc này sẽ tràn vào và quá trình hút nước kiểu xifong chấm dứt.
Cấu tạo bồn cầu xổm
Hiện nay, rất ít gia đình sử dụng bồn cầu xổm bởi tính thẩm mỹ của loại bồn cầu này. Cấu tạo bồn cầu cũng đơn giản hơn so với bồn cầu bệt. Nó gồm 2 bộ phận chính sau:
- Bộ xả nước: gắn phía trên bồn cầu; dùng để xả sau khi đi vệ sinh xong.
- Bệ ngồi: ngồi xổm trên bệ để đi vệ sinh.
Nguyên lý hoạt động của bồn cầu xổm
Với những loại bồn cầu xổm cũ, cấu tạo bồn cầu sẽ không gồm hệ thống xả nước. Nhưng để đáp ứng nhu cầu của người dùng hiện nay thì bồn cầu xổm cũng sẽ bao gồm cả hệ thống xả nước. Chúng sẽ được tích hợp và hoạt động gần giống với bồn cầu bệt. Điều khác biệt lớn nhất của 2 loại bồn cầu này cách ngồi đi vệ sinh.
Sau khi đi vệ sinh, chất thải sẽ được giữ ở đáy bồn cầu. Bạn chỉ cần ấn nút xả nước; nước sẽ tự động chảy theo các rảnh theo vòng tròn để tạo ra áp lực mạnh xuống đáy bồn cầu. Lúc này, nước theo đó sẽ cuốn theo chất thải xuống bể phốt.
Nên dùng loại bồn cầu nào tốt cho sức khỏe?
Bồn cầu được thành 2 mẫu phổ biến hiện nay là loại xổm và loại bệt. Mỗi kiểu bồn cầu sẽ có những ưu – nhược điểm riêng. Vậy nên dùng loại bồn cầu nào để tốt cho sức khỏe?
Theo nghiên cứu, ngồi bồn cầu bệt sẽ giúp bạn không bị tê chân hay nhức mỏi. Tuy nhiên, nó lại khiến người dùng dễ mắc chứng lười, gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết. Nếu ngồi lâu trên bồn cầu bệt bạn có nguy cơ mắc các chứng bệnh như đại tràng, khó tiêu, ứ máu khoang chậu và khúc cạnh tĩnh mạch trí. Lâu dần sẽ tăng cao khả năng bị bệnh trĩ.
Nhưng với bồn cầu xổm thì quá trình bài tiết sẽ dễ dàng hơn. Lý do là vì tư thế ngồi xổm sẽ khiến độ uốn hông lớn dẫn đến độ thẳng trực tràng cao nên đi vệ sinh cũng dễ dàng hơn.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cấu tạo bồn cầu và nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn trong quá trình lựa chọn và sử dụng.