Vi sinh xử lý nước thải | Công nghệ xử lý nước thải bằng men vi sinh

Vi sinh xử lý nước thải là “vũ khí” không thể thiếu để có thể xử lý nhiều loại nước thải khác nhau một cách nhanh chóng và triệt để nhất. Vậy vi sinh xử lý nước thải là gì? Thành phần, thông tin chi tiết sản phẩm thế nào? Phân loại và công dụng của chúng ra sao? Cùng đọc ngay bài viết sau để biết thông tin chi tiết!

1. Vi sinh xử lý nước thải là gì. Các loại vi sinh phổ biến hiện nay?

Vi sinh vật xử lý nước thải là gì?

a. Vi sinh xử lý nước thải là gì?

Vi sinh vật xử lý nước thải là một tập hợp quần thể vi sinh vật đã được tách ra riêng biệt, rồi nuôi, phát triển và bảo quản cẩn thận để dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Song, chủ yếu vẫn là xử lý các loại nước thải.

– Theo nghiên cứu, mỗi dạng nước thải sẽ đáp ứng với từng loại vi sinh vật khác nhau để xử lý nước đó. Do đó, hoàn toàn không thể dùng chung một loại vi sinh để tiêu hủy mọi loại nước thải được

b. Cách phân loại vi sinh xử lý nước thải <Ưu – nhược điểm>

Có 3 loại vi sinh vật xử lý nước thải chính: Bùn vi sinh, vi sinh dạng bột và vi sinh dạng lỏng

– Bùn vi sinh: 

Được phát triển dưới hình thức bùn dạng lỏng, gồm cả phần rắn và nước. Nó được dùng trong giai đoạn nuôi cấy vi sinh. Có 3 dạng bùn vi sinh: Bùn vi sinh hiếu khí, thiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí.

  • Bùn vi sinh hiếu khí: Là loại bùn có đặc điểm màu nâu nhạt, màu hơi sáng. Khi ở trạng thái lắng, thì nó sẽ xuất hiện bông bùn (do nhiều vi sinh vật gắn với nhau tạo thành). Những bông bùn thường nặng hơn nước do đó chúng sẽ lắng xuống dưới
  • Bùn vi sinh thiếu khí: Là loại bùn có màu nâu sẫm, đậm hơn bùn hiếu khí. Đồng thời, bông bùn cũng to hơn. Về độ lắng, bùn vi sinh thiếu khí lắng sâu và nhanh hơn so với bùn hiếu khí. Tính chất của bông bùn có chứa bọt khí. Nó chỉ lắng trong tối đa 30 phút rồi theo bọt khí nổi lên bề mặt nước
  • Bùn vi sinh kỵ khí: Là loại bìn có màu đen đặc, được chia thành 2 loại nhỏ: Bùn kỵ khí tiếp xúc và bùn hạt

+ Bùn kỵ khí tiếp xúc: Còn gọi là bùn kỵ khí lơ lửng, chúng được tạo ra nhờ máy khuấy trộn làm thành các mảng lơ lửng tồn tại trong bể kỵ khí

+ Bùn hạt: Còn gọi là bùn kỵ khí chảy ngược UASB. Nó có đặc tính bông bùn thường to, tốc độ lắng nhanh.

Bùn vi sinh là một trong 3 loại vi sinh

Bùn vi sinh là một trong 3 loại vi sinh xử lý được sử dụng phổ biến nhất

Ưu – nhược điểm của bùn vi sinh là: 

Ưu điểm:

+ Có thể dùng vi sinh tại nhiều hệ thống xử lý nước thải khác nhau

+ Các vi sinh xử lý nước thải đã ở trạng thái kích hoạt

+ Giảm được tối đa thời gian nuôi cấy

+ Nếu bùn vi sinh có vi sinh cùng chủng loại trong đó thì sẽ cho tốc độ phát triển nhanh chóng

+ Giá thành tương đối rẻ

Nhược điểm:

+ Chi phí vận chuyển bùn tương đối cao do khối lượng lớn

+ Phải cung cấp khí oxi đầy đủ để bảo quản vi sinh tốt nhất

– Vi sinh dạng lỏng: 

Là kiểu vi sinh được tạo nên từ nhiều nguổn vi sinh khác nhau tồn tại ở trạng thái lỏng. Những vi sinh thuộc dạng này chưa được kích hoạt, đang chờ được hoạt động. Loại vi sinh lỏng thường có tính đậm đặc cao.

  • Ưu điểm: Có các loại vi sinh khác nhau, mỗi dòng sẽ đáp ứng với từng dạng nước thải riêng biệt. Vi sinh dạng lỏng có thể vận chuyển và bảo quản dễ dàng, chiếm thể tích ích, khối lượng không lớn
  • Nhược điểm: Mất thời gian kích hoạt và đáp ứng nước thải, giá đắt

vi sinh vật dạng lỏng

Vi sinh dạng lỏng

– Vi sinh dạng bột: 

Là các loại vi sinh đang ở trạng thái bột, chưa được kích hoạt sẵn để hoạt động.

  • Ưu điểm:

+ Vận chuyển dễ dàng, khối lượng nhẹ, không gây khó khăn cho việc di dời hàng hóa

+ Có nhiều loại vi sinh để lựa chọn

  • Nhược điểm:

Mất thời gian kích hoạt

+ Giá mua cao

Vi sinh dạng bột là loại thứ 3

Vi sinh dạng bột

2. Các thông tin chi tiết về vi sinh xử lý nước thải thế nào?

  • Về thành phần vi sinh xử lý nước thải

Vi sinh vật xử lý nước thải có thành phần gồm các men vi sinh, các chất sau: Saccharomyces sp, Bacillus sp, Nitrosomonas sp, Aspergillus sp, Nitrobacter sp, Bacillus sp, Lactobacillus sp

– Tác dụng của các thành phẩn trên nhằm:

+ Phân hủy các chất hữu cơ còn tồn đọng trong nước thải

+ Tiêu diệt vi trùng gây bệnh, làm chúng không sinh sôi, phát triển trong nước thải thêm

+ Giảm các chỉ số COD (viết tắt của Chemical Oxygen Demand, nghĩa là lượng oxi cần thiết để có thể oxy hóa hoàn toàn các chất hóa học, chất độc hại có trong nguồn nước thải)

+ Giảm các chỉ số BOD (viết tắt của Biochemical oxygen Demand), nghĩa là lượng oxi cần thiết nhằm oxy hóa 1 phần nào đó những hợp chất có khả năng dễ phân hủy khi gặp vi sinh vật

thành phần của vi sinh xử lý nước thải

Thành phần vi sinh gồm những gì?

  • Về điều kiện đáp ứng của vi sinh vật trong nước thải

+ Các chất dinh dưỡng: Phải có đủ các chất hữu cơ, đặc biệt là nitơ và phốt pho với tỷ lệ/ nước là: 100:5:1

+ Có đủ nồng độ, lượng oxy cần thiết để dùng cho quá trình xử lý khác nhau

+ Nhiệt độ nước thải: Phải nằm trong khoảng 25-37 độ C

+ Nồng độ pH trong nước thải: Tốt nhất nằm trong khoảng 6,5-7,5

  • Về điều kiện vi sinh đáp ứng nguồn nước với bể hiếu khí Aroten

+ BODtp ≤ 1.000mg/l

+  pH từ 5,5 -> 8,5

+ t0 = 14 – 450C

+ Mức độ O2: 5m3/m2/Giờ

+ Tình trạng: Thổi khí 24/24

+ Mật độ dinh dưỡng: BODtp : N : P = 100:5:1

  • Về bảo quản

Các loại vi sinh xử lý nước thải được bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát. Nơi để không được ẩm ướt, khó chịu

  • Về hạn dùng

Thời gian tối đa dùng của men vi sinh xử lý nước thải là 2 năm

  • Liều lượng dùng

+ Điều kiện áp dụng: Liều lượng sẽ áp dụng cho vi sinh xử lý nước thải trong sinh hoạt, công nghiệp, sản xuất giấy, thủy sản…

– Tính theo dạng bột (đóng gói)

Lưu lượng nước (đơn vị m3) Liều dùng để cấy tính theo tuần Liều dùng duy trì tính theo tuần
0-10 m3 2 gói / tuần 1 gói / tuần
< 20 m3 3 gói / tuần 1.5 gói / tuần
< 50 m3 4 gói / tuần 2 gói / tuần
< 100 m3 6 gói / tuần 4 gói / tuần
< 300 m3 8 gói / tuần 4 gói / tuần
< 1000 m3 12 gói / tuần 5 gói / tuần
< 3000 m3 20 gói / tuần 10 gói / tuần

– Tính theo dạng nước (kg/tuần)

Lưu lượng nước Liều dùng để cấy tính theo tuần Liều dùng duy trì tính theo tuần
0-10 m3 1 kg/tuần 0,5 kg/tuần
< 20 m3 1,5 kg/tuần 0,75 kg/tuần
< 50 m3 2 kg/tuần 1 kg/tuần
< 100 m3 3 kg/tuần 2 kg/tuần
< 300 m3 4 kg/tuần 2 kg/tuần
< 1000 m3 6 kg/tuần 2,5 kg/tuần
< 3000 m3 10 kg/tuần 5 kg/tuần

3. Tác dụng của vi sinh xử lý nước thải

Tác dụng của vi sinh xử lý bao gồm:

  • Kiểm soát mùi hôi trong nước thải hiệu quả
  • Giảm tối đa khả năng tạo bùn trong nước
  • Làm cho nước thải ra không bị ô nhiễm, trong sạch hơn
  • Ức chế, loại trừ các mầm bệnh có trong nước
  • Hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe con người
  • Phân hủy các chất dư thừa, có hại trong bể
  • Giảm nhanh chóng chỉ số BOD, COD có trong nước thải
  • Giảm triệt để một số chi phí về loại bùn đất, năng lượng tiêu hao, hóa học…

4. Quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

Quy trình nuôi cấy vi sinh như thế nào?

Quy trình nuôi cấy vi sinh vật được tiến hành như sau:

Bước 1

Tính liều dùng vi sinh xử lý nước thải áp dụng cho hệ thống của bạn theo công thức:

A= (m x V)/1000

A: Khối lượng vi sinh sử dụng để nuôi cấy tính theo ngày (lít/ngày)

m: liều vi sinh vật xử lý nước thải cần dùng dựa trên nồng độ ô nhiễm có trong nước thải đó, trong khoảng 50-100 ml. Thường sẽ tính ở mức 70 ml

V: Thể tích nước thải toàn bộ có trong hệ thống của bạn (áp dụng cho bể hiếu khí hoặc yếm khí)

Bước 2: Thực hiện

  • Ngày thứ 1: Cho nước thải đi qua hệ thống bể của bạn, chỉ cho ngập tới 1/3 và thêm 1/3 thể tích còn trữ được là nước sạch 100%. Tiếp đó, cho vi sinh chuyên xử lý nước thải vào theo công thức đã tính toán ở bước 1 theo tỉ lệ BOD/N/P là: 100:5:1. Trong trường hợp thiếu N và P thì cần cho thêm Ure kèm DAP. Cần duy trì nồng độ oxy trong nước bằng cách sục khí thường xuyên, liên tục
  • Ngày thứ 2: Cho 1/3 nước sạch vào bể lắng rồi cho tiếp 1/3 lượng nước thải. Sau đó, lại hêm 1/3 số lượng vi sinh ban đầu
  • Ngày thứ 3: Làm y hệt như ngày số 2 nhưng cần nhìn kỹ lượng bùn vi sinh tạo thành
  • Trong 10 ngày tiếp theo: Làm y hệt như ngày thứ 2 và theo dõi bùn vi sinh. Nếu lắng, tức đạt yêu cầu nuôi cấy vi sinh. Nếu chưa lắng cần tiếp tục thực hiện công việc như ngày 2 đến khi đạt thì dừng lại. Rồi sau đó, đưa nước thải vào xử lý

Một lưu ý cho bạn là, lượng vi sinh có thể thất thoát đi mỗi ngày thực hiện nên có thể tính toán để bổ sung theo công thức: A= (m x Q)/1000

A: Khối lượng vi sinh cần bổ sung

m: tương đương giá trị 10 ml

Q: Lượng nước thải tại đầu vào

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển bùn vi sinh

5. Vi sinh xử lý chất thải giá bao nhiêu?

Để giúp bạn đọc nắm thông tin được chi tiết và tốt nhất, chúng tôi xin chia sẻ một số loại vi sinh xử lý chất thải và giá bán của chúng trên thị trường hiện nay như sau:

Tên loại vi sinh Giá bán

Microbelift IND – IND

1.420.000 VNĐ
EM Emic 120.000 VNĐ
Biorem.S 75.000 VNĐ
Aquaclean ACF32 1.100.000 VNĐ
Microbelift N1 2.800.000 VNĐ

Như vậy, chúng tôi đã đưa bạn đi tìm hiểu về: Vi sinh xử lý nước thải là gì? Thành phần, thông tin chi tiết sản phẩm thế nào? Phân loại và tác dụng của men vi sinh vật xử lý nước thải ra sao?

Nếu bạn cần sử dụng phương pháp này để xử lý nước thải, khắc phục mùi khó chịu thì có thể liên hệ ngay hotline: 094 643 2389  của chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ và NHANH NHẤT!

Leave a Reply

Call Now

error: Content is protected !!