Nước mặt là gì? So sánh nước mặt và nước ngầm

Có thể thấy, có tới 97% lượng nước trên Trái Đất là nước biển, 3% còn lại là nước ngọt bao gồm các loại nước mặt, nước ngầm. Trong đó, nguồn nước được  con người sử dụng nhiều nhất hiện nay là nước mặt để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Vậy nước mặt là gì? Đặc điểm của nước mặt thế nào? Thực trạng nguồn nước mặt hiện nay ra sao? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.

Xem thêm: Hố ga là gì, Từ A-Z về hố ga thoát nước bạn nên biết

Nước mặt là gì?

Theo Khoản 3, Điều 2, Luật Tài nguyên nước năm 2012 thì nước mặt sẽ được định nghĩa như sau: Nước mặt là các nguồn nước tồn tại trên bề mặt của đất liền, hay hải đảo. Nói một cách dễ hiểu hơn chính là bất cứ nguồn nước nào bạn nhìn thấy phía trên mặt đất mà không qua đào bới đều được gọi là nước mặt.

Có thể thấy, nước mặt là nguồn nước tồn tại trên bề mặt lục địa và dòng nước lưu thông. Nguồn nước từ các ao hồ, sông suối, đại dương hay nước ngọt chứa ở các đập nước mà chúng ta thấy được đều là nước mặt. Nước mặt sẽ không có muối và sẽ được bổ sung từ các nguồn như nước mưa, nước ngầm.

Nước mặt là gì

Phân loại nguồn nước mặt

Nước mặt sẽ được chia thành 3 loại chính gồm:

  • Nguồn nước mặt vĩnh viễn: là nguồn nước có quanh năm gồm: nước ống, nước hồ và nước đầm.
  • Nguồn nước mặt bán vĩnh cửu: chỉ xuất hiện tại thời điểm nhất định trong năm gồm nước lạch, hố nước, đầm phá.
  • Nguồn nước mặt nhân tạo: được con người tạo ra và chưa trong các hệ thống được xây dựng, gồm hồ, đập, đầm lầy nhân tạo. Nguồn nước này sẽ được lấy từ sông hồ và chứa trong các bể đập để dùng dưới dạng thủy điện.

Phân loại nguồn nước mặt

Đặc điểm của nguồn nước mặt

  • Thường xuyên tồn tại dạng khí hòa tan trong nước mặt.
  • Nồng độ các chất lơ lửng lớn, nhất là trong dòng chảy. Các chất huyền phù khác nhau, bắt nguồn từ các hạt keo đến nguyên tố hữu hình trôi theo các con sống.
  • Chứa nhiều chất hữu cơ tự nhiên.
  • Có các sinh vật nổi trên mặt nước.
  • Nhiệt độ nước thay đổi theo mùa, khí hậu; xảy ra ngẫu nhiên ô nhiễm, mưa giông.

Đặc điểm của nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt và nước ngầm có gì khác nhau?

Nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống và sản xuất của con người là nước mặt và nước ngầm. Đây là 2 nguồn nước vô cùng quan trọng nhưng lại có những đặc trưng tính chất khác nhau. Để hiểu hiểu rõ hơn về 2 loại nước này bạn có thể xem bảng so sánh sau đây:

Tiêu chí Nước mặt Nước ngầm
Nhiệt độ Chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của không khí nên nhiệt độ sẽ thay đổi theo mùa Tương đối ổn định do mạch nước nằm sâu dưới đất nên ít chịu sự ảnh hưởng của thay đổi không khí
Chất rắn lơ lửng Cao và thay đổi theo mùa Rất thấp và hầu như không có
Khoáng chất hòa tan trong nước (canxi, magie) Thay đổi tùy theo chất lượng đất và lượng mưa Ít thay đổi, chứa nhiều khoáng chất hơn nước mặt
Hàm lượng Fe2+. Mn2+ Chỉ có ở nước sát đáy sông, hồ Có nhiều trong nước
Khí H2S Không có
Khí NH3 Có khi nguồn nước bị ô nhiễm Thường có
Khí O2 hòa tan Gần như bão hòa Không có
Khí CO2 hòa tan Hầu như không có Nồng độ cao
Vi sinh vật Hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nên vi sinh vật phong phú hơn Chủ yếu là vi sinh vật do sắt gây

Thực trạng nguồn nước mặt tại Việt Nam

Hiện nay, tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm của Việt Nam khoảng 847km3. Trong đó, lượng ngoài vùng chảy là 507km3, chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340km3, chiếm 40%. Có thể thấy, nguồn nước mặt ở nước ta khá phong phú nhưng không phải vô tận. Nguồn nước mặt có đặc điểm là sẽ biến đổi theo thời gian và phân bố không đều giữa các vùng, hệ thống sông. Thêm vào đó, nguồn nước mặt ở Việt Nam chủ yếu là nước sông, chiếm tới 60% nhưng lại hình thành trên lưu vực ở nước ngoài.

Tuy có nhiều sông suối, ao hồ nhưng nhìn chung tất cả nguồn nước mặt của nước ta đang ngày càng suy thoái nghiêm trọng. Thậm chí, nhiều sông ngòi còn đang chết dần.Theo thông tin từ Bộ tài nguyên và môi trường, chất lượng sông Cùng Kỳ và sông nhánh khu vực Đông Bắc đang giảm xuống loại A2, sông Hiển và sông Bằng Giang ở mức B1. Nhiều đoạn của sông Cầu cũng dã ô nhiễm nặng, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua khu công nghiệp, đô thị, làng nghề.  Khu vực miền Trung – Tây Nguyên thì chất lượng nước cũng giảm, vùng hạ lưu chớm ô nhiễm.

Thực trạng nguồn nước mặt tại Việt Nam

Giải pháp khắc phục và bảo vệ nước mặt

Nguồn nước mặt khan hiếm và ngày càng ô nhiễm sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến con người và sinh vật. Do đó, cần thiết phải có các giải pháp để khắc phục và bảo vệ nguồn nước mặt hiện nay.

Trước tiên, cần củng cố, bổ sung mạng lưới điều tra, quan trắc tài nguyên nguồn nước mặt và nước ngầm. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được tiến hành đề ra các chính sách giúp phát triển bền vững tài nguyên nước của quốc gia nói chung và lưu vực nói riêng.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan đến nguồn nước mặt. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được rõ nước mặt là gì và ảnh hưởng có nó đến cuộc sống.

Leave a Reply

Call Now

error: Content is protected !!