5+ Cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả nhất

Hệ thống công trình phụ nhà vệ sinh có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực dễ phát sinh nhiều vấn đề trong nhà, điển hình như thấm dột. Ngoài ra, khi bị thấm dột nhà WC sẽ kèm theo nhiều rủi ro về chất lượng công trình, an toàn sử dụng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn một số cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả.

Xem thêm: 3 bước chống thấm hiệu quả, cách xử lý bể nước bị nứt

Dấu hiệu nhà vệ sinh bị thấm

Nhà vệ sinh bị thấm dột không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ công trình và những thiết bị bên trong. Các dấu hiệu nhà vệ sinh bị dột là:

  • Trần nhà, tường xuất hiện ẩm mốc, rỉ nước, có rêu hoặc bị loang lổ gây mất mỹ quan.
  • Gạch nhà vệ sinh xỉn màu, xuống cấp, nứt gạch, ron gạch bị hở.
  • Nhà vệ sinh mới xây có mùi hôi.
  • Một số thiết bị trong nhà tắm bị rỉ nước.

chống thấm nhà vệ sinh 1

Nguyên nhân gây thấm sàn nhà tắm

Các nguyên nhân gây thấm dột sàn nhà tắm phải kể đến là:

  • Vị trí đặt nhà vệ sinh không thích hợp: hầu hết các nhà vệ sinh hiện nay thường được bố trí chung với tường bếp hoặc gầm cầu thang. Tuy nhiên, đây đều là những vị trí vốn đã ẩm thấp và là nguyên nhân gây nên thấm dột nhà vệ sinh.
  • Hệ thống đường ống nứt vỡ: gồm ống cấp nước, ống thoát nước bị nứt vỡ, rò rỉ khi sử dụng. Ngoài ra, các thiết bị vệ sinh hư hỏng hay lắp đặt sai quy định cũng gây thấm dột.
  • Nứt bề mặt, hở khe gạch: nếu bạn dùng gạch chất lượng thấp thì dễ bị nứt vỡ. Ngoài ra, mạch gạch bị bong cũng khiến nước dễ thẩm thấu qua.
  • Xử lý chống thấm sàn không đảm bảo: do thi công ẩu, chất lượng công trình kém nên dễ bị thấm dột.

Vì sao cần phải chống thấm dột nhà vệ sinh?

Chống thấm nhà vệ sinh là công tác rất quan trọng và không thể bỏ qua khi xây dựng công trình. Khi chống nhà vệ sinh bạn sẽ được:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình trong khi sử dụng.
  • Kéo dài tuổi thọ công trình, tránh nguy cơ hỏng kết cấu, đặc biệt là nứt vỡ bê tông.
  • Hạn chế vi khuẩn gây bệnh, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong nhà.
  • Đảm bảo an toàn khi sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh, tránh trơn trượt do rong rêu hay chập điện cháy nổ.

chống thấm nhà vệ sinh 2

Các cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả nhất

1. Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng sika 107

Sika 107 là một trong những chất chống thấm nhà vệ sinh tốt hàng đầu hiện nay. Nó gồm 2 thành phần là bốc gốc xi măng và polymer. Sản phẩm được thi công trên bề mặt vữa và bê tông để ngăn thấm nước.

chống thấm nhà vệ sinh 3

Các bước thực hiện như sau:

  • B1: vệ sinh, dọn dẹp thật sạch bề mặt thi công, làm sạch bề mặt bằng máy mài.
  • B2: làm ẩm mặt nề bằng nước trước khi thi công.
  • B3: sử dụng sika 107 để chống thấm nhà vệ sinh. Bạn trộn đều 2 thành phần theo tỷ lệ 1 nước : 4 bột. Sau đó quét hỗn hợp trên phủ đều lên bề mặt tường, sàn bị thấm ít nhất 2 lớp. Sau đó chờ cho sàn nhà vệ sinh khô hẳn thì có thể sử dụng bình thường.

2. Cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng màng khò nóng

Màng khò nóng là loại màng chống thấm được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và polyme. Loại vật liệu này có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt và chống thấm tốt; không cần cán gạch để bảo vệ. Quy trình thực hiện như sau:

  • B1: dọn dẹp thật sạch bề mặt thi công.
  • B2: quét keo flintkote lên toàn bộ mặt tường, sàn cần chống thấm. Đợi 30 – 60 phút để keo khô.
  • B3: dùng đầu khò nung lớp màng và kéo nóng lên, sau đó dán ép chúng xuống mặt nền. Chú ý khi hàn các mối nối giữa.
  • B4: thực hiện cán lớp vữa lên màng để bảo vệ màng không bị rách.

chống thấm nhà vệ sinh 4

3. Sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh (lưới thủy tinh)

Lưới thủy tinh là loại vật chống thấm nhà vệ sinh được dùng rất phổ biến. Nó có tác dụng chống thấm, tăng cường sức chịu lực và chống nứt cho WC. Khi sử dụng ở những vị trí có độ giao động thường xuyên, lưới thủy tinh có thể dùng kết hợp với chất chống thấm để tăng hiệu quả.

chống thấm nhà vệ sinh 5

Bạn thực hiện như sau:

  • Phủ lớp cách nhiệt. Ở bước này cần cán một lớp xi măng mỏng rồi phủ lên trên một lớp lưới thủy tinh và cán thêm 1 lớp vữa mỏng nữa.
  • Tiếp đó, để có lớp bảo vệ kiến cố thì cần cán hồ phủ mặt rồi ốp gạch hoàn thiện.

4. Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường chống thấm

Nhựa đường cũng là một trong những vật liệu chống thấm dột rất hiệu quả. Theo các chuyên gia, nhựa đường là chất lỏng, vừa là chất rắn bán tự nhiên, có độ nhớt cao. Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ, có thể gắn kết được với hầu hết mọi loại vật liệu.

chống thấm nhà vệ sinh 6

Cách thực hiện như sau:

  • B1: làm sạch bề mặt cần chống thấm.
  • B2: đun sôi nhựa đường, thêm dầu DO vào để pha chung giúp gia tăng tính liên kết. Sau đó, dùng con lăn quét nhựa đường lên bề mặt cần chống thấm. Sau cùng chờ bề mặt khô lại là thành công.

5. Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng KOVA

Đây là nguyên liệu chống thấm được tổng hợp từ Alkylsiloxan và Acrylonitrile. Ưu điểm của vật liệu này là có thể ngăn thấm nước triệt để, hạn chế hình thành nấm mốc, ố màu. Ngoài ra, nó còn có khả năng chịu mài mòn, bám tính tốt nên độ bền rất cao.

Quy trình thực hiện như sau:

  • B1: làm sạch bề mặt thi công.
  • B2: trộn KOVA với xi măng theo tỷ lệ 1kg xi măng : 10 lít KOVA. Sau khi có hỗn hợp trộn đồng nhất thì dùng con lăn phủ đều lên bề mặt cần chống thấm từ 2 – 3 lớp. Chờ 12 tiếng rồi mới cán nền để lót gạch.

chống thấm nhà vệ sinh 7

6. Biện pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm

Keo chống thấm có khả năng bám tốt trên nhiều bề mặt và chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bạn có thể áp dụng các bước chống thấm như sau:

  • B1: xác định vị trí thấm dột rồi dùng máy bắn kéo bơm keo vào những nơi có vết nứt.
  • B2: vệ sinh và lăn sơn hoàn thiện. Chờ trong 7 ngày để keo khô hoàn toàn.

Trên đây là các cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo để áp dụng. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Leave a Reply

Call Now

error: Content is protected !!