Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng toàn cầu và có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Hiện nay, hiệu ứng nhà kính đang dần nghiêm trọng hơn, tạo nên nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan và gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Vậy hiểu thế nào về hiệu ứng nhà kính? Nguyên nhân hiệu ứng nhà kính là gì? Giải pháp khắc phục thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.

Xem thêm: 10 Biện pháp bảo vệ môi trường vì sức khỏe của toàn xã hội

Khái niệm về hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng không khí trái đất nóng dần lên bởi ảnh hưởng từ bức xạ của mặt trời xuyên qua tầng khí quyển. Mặt đất sẽ hấp thu nhiệt, bức xạ theo những đường sóng dài vào khí quyển khiến không khí nóng dần lên.

Để dễ hình dung hơn thì bạn có thể tưởng tượng đến những ngôi nhà kính. Khi ánh mặt trời xuyên qua những tấm kính, nhiệt lượng hấp thu và tỏa ra lớn khiến không gian trong nhà kính nóng lên. Hiệu ứng nhà kính gây nên và để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe con người. Chính vì thế, cần có những giải pháp cấp bách để giải quyết vấn đề này trên toàn thế giới.

hiệu ứng nhà kính

Một số hiện tượng hiệu ứng nhà kính điển hình

  • Biến đổi khí hậu trái đất: hiệu ứng nhà kính làm gia tăng chất khí nhà kính khiến khí hậu trên trái đất biến đổi nghiêm trọng. Tùy vào mức độ tồn đọng của chất khí mà nó ảnh hưởng một phần hoặc toàn cầu.
  • Băng tan: đây cũng là hiện tượng hiệu ứng nhà kính điển hình hiện nay. Trái đất nóng lên khiến thể tích nước giãn nở, băng 2 cực sẽ tan dần khiến mực nước biển dâng cao.
  • Cháy rừng tự phát: khí hậu ngày càng khắc nghiệt, thời tiết khô nóng, hiệu ứng nhà kính tăng cao là nguyên nhân gây nên các vụ cháy rừng tự phát, nhất là vào mùa khô.
  • Ngập lụt hoặc hạn hán: hiệu ứng nhà kính có thể khiến hệ sinh thái trái đất bị biến đổi nhiều hơn, làm xảy ra ngập lụt hoặc hạn hán kéo dài.

Một số hiện tượng hiệu ứng nhà kính điển hình

Nguyên nhân hiệu ứng nhà kính

  • Khí CO2

Khí CO2 được coi là nguyên nhân chính tạo nên hiệu ứng nhà kính. Các hoạt động tự nhiên, khai thác, sản xuất của con người tạo ra khí CO2. Khí này sẽ bức xạ vào khí quyển, hấp thu nhiệt khiến không khí tăng nhiệt cao. Theo dự báo, mỗi năm trái đất sẽ tăng trung bình từ 1.5 – 4.5 độ C.

  • Các khí khác

Ngoài CO2 thì còn một số loại khí khác gây nên hiệu ứng nhà kính như CFC, CH4, metan,…. Cùng với đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp, bùng nổ dân số cũng là nguyên nhân khiến trái đất nóng lên.

Nguyên nhân hiệu ứng nhà kính

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của con người và sinh vật trên trái đất. Cụ thể:

  • Khiến chất lượng nguồn nước thay đổi theo hướng xấu. Nước ngọt ngày càng khan hiếm, nước để sản xuất và tiêu dùng cũng bị hao hụt.
  • Sự nóng lên của trái đất khiến hệ sinh thái động, thực vật phải thay đổi điều kiện sống. Nhiều đồng vật không thể thích nghi được nên đã chất dần, thậm chí tuyệt chủng.
  • Tình trạng băng tan ở 2 đầu cực ngày càng nhiều và nhanh hơn. Điều này khiến cho nước biển dâng cao, nhiều khu vực có nguy cơ bị nhấn chìm.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe con người, gây nên nhiều bệnh dịch, giảm hệ miễn dịch của con người.

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Một số biện pháp ứng phó và làm giảm hiệu ứng nhà kính

  • Cây xanh giúp hấp thu khí CO2 hiệu quả. Do đó hãy trồng thêm nhiều cây xanh để làm giảm lượng khí này và khắc phục hiệu ứng nhà kính.
  • Thực hiện tiết kiệm điện ở mức tối đa có thể. Bởi điện năng được sinh ra do việc đốt nguyên liệu và nhiên liệu hóa thạch, làm sản sinh khí CO2. Do đó, tiết kiệm điện sẽ giúp bảo vệ không khí, giảm hiệu ứng nhà kính.
  • Sử dụng các phương tiện công cộng nhiều hơn thay vì dùng phương tiện cá nhân.
  • Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao ý thức của con người về hiệu ứng nhà kính. Từ đó, hãy làm những việc thiết thực nhất để giảm hiệu ứng nhà kính.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan đến hiệu ứng nhà kính và nguyên nhân hiệu ứng nhà kính. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Leave a Reply

Call Now

error: Content is protected !!