Hiện tượng bể bị rò rỉ nước rất phổ biến. Nguyên nhân là do các vết nứt, nếu không có giải pháp xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bể, lâu ngày các vết nứt phát triển to và rộng ra có thể sẽ hỏng toàn bộ bể.
Mục lục
Cách xử lý bể nước bị nứt
Hôm nay, chúng tôi xin gửi đến bạn quy trình xử lý bể nước bị nứt.
Khi phát hiện bể nước bị rò rỉ, việc đầu tiên cần làm là:
- Khóa đường nước lại.
- Sau đó tháo valve xả đáy hoặc dùng bơm hút hết nước còn lại trong bể ra ngoài.
- Đánh dấu vị trí nhìn thấy nước bị thấm ra ngoài. Kiểm tra thật kỹ xem có vết nứt bê tông, vết nứt tường nào không và đánh dấu lại.
Hiện nay có rất nhiều cách để xử lý bể nước bị nứt như:
Cách 1: Dùng các loại màng polyme, btum, keo … các dung dịch tạo màng chống thấm.
Cách 2: Dùng những dung dịch thẩm thấu tạo màng silicat.
Cách 3: Dùng các loại vật liệu gốc xi măng, thẩm thấu kết tinh trong bê tông chống thấm.
Và còn nhiều cách nữa …
Ở bài viết này mình sẽ nói đến phương pháp dùng các loại vật liệu gốc xi măng để chống thấm. Vì đây là phương pháp cơ bản, phù hợp với đa số mọi người.
Chống thấm xử lý bể nước bị nứt hiệu quả cao nhất với 1 vài chú ý quan trọng bạn cần biết để việc
- Để trát bể nước và chống thấm xử lý bể nước bị dò rỉ hiệu quả. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi chống thấm bể phải: Sạch sẽ, các vị trí bê tông rỗng, bề mặt bê tông kém chất lượng không được chét vữa xi măng. Không dùng nước xi măng để ngâm,…
- Bề mặt chống thấm cần chuẩn bị: Vệ sinh đục sạch sẽ lớp vữa xi măng, ma via bê tông, để trơ bê tông bằng các dụng cụ máy đục, máy cắt, búa, đục nhọn, chổi sắt,…
- Trên bề mặt bê tông kiểm tra và đục mở rộng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Sau đó vệ sinh sạch sẽ tạp chất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm.
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông, thì bạn áp dụng các bước sau.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thi công và bề mặt
– Chuẩn bị bàn chà, cọ bản rộng, bay hoặc máy phun vữa.
– Bề mặt bê tông nên có độ ẩm nhất định (nhưng không được đọng nước).
Bước 2: Thi công
– Làm 2 lớp vuông góc với nhau theo hướng từ trên xuống dưới. Lớp thứ 2 bắt đầu quét sau khi lớp thứ 1 đã khô (thời gian khô khoảng 2 – 24h). Tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).
– Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là từ 1 – 2kg (tùy theo quy định mỗi sản phẩm mà cách pha trộn sao cho phù hợp). Vì thế, liều lượng để hoàn thiện khoảng từ 2 – 6kg/m2 (Tùy từng loại và yêu cầu thi công từ 2 – 3 lớp).
– Nên chia lượng vật liệu ra thành nhiều xô để nhiều người cùng làm 1 lúc, và cũng không nên trộn quá nhiều vật liệu 1 lúc, tránh trường hợp làm không xuể.
Những điểm cần lưu ý
– Phủ thêm 1 lớp vữa (xi măng + cát) trước khi sơn hoàn thiện.
– Không nên trộn thêm nước vào vật liệu đã đông cứng và cũng không nên làm khi trời nắng to.
Bước 3(bước cuối cùng): Bảo dưỡng
– Thông thường các loại sản phẩm vật liệu chống thấm 2 thành phần từ gốc xi măng nên được bảo dưỡng để đảm bảo chất lượng vật liệu, tạo được sự kết dính với bề mặt chống thấm.
– Sau khi hoàn thiện, nên phun nước thường xuyên hoặc dùng bao, túi nilong ướt để che phủ tránh bề mặt bị khô.
Video tham khảo thợ xây bể nước tường 10
Hút bể phốt tại Cầu Giấy công nghệ cao không đục phá
Công Ty TNHH Môi Trường Số 1 Hà Nội
Website: https://hutbephothanoi.com.vn
Địa chỉ: Số 3A, Lô 2, KĐT Đền Lừ 2, P. Hoàng Văn Thụ, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Hotline: 0946 432 389 – 0973 998 188