Ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nóng trên mọi mặt trận truyền thông từ báo chí đến truyền hình. Trong đó, ô nhiễm môi trường đất đang là vấn đề cấp bách hàng đầu hiện nay. Tình trạng ô nhiễm đất ngày càng gia tăng nghiêm trọng kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người và hệ sinh vật tự nhiên. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn thực trạng ô nhiễm, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục ô nhiễm đất hiện nay.
Xem thêm: Cách đặt ống bể phốt chuẩn kỹ thuật, không lắng đọng, tắc
Mục lục
Ô nhiễm đất là gì?
Ô nhiễm môi trường đất là tình trạng môi trường đất xuất hiện nhiều chất xenobiotic độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và môi trường xung quanh. Các chất độc này sẽ được hình thành trong quá trình sản xuất của con người. Mức độ ô nhiễm sẽ phụ thuộc vào mức độ công nghiệp hóa đất nước, mức độ sử dụng hóa chất trong nông nghiệp.
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm đất tại Việt Nam diễn ra ở cả thành phố lớn và nông thôn. Theo thống kế, có khoảng 3.3 triệu ha đất chưa được dùng đang bị thoái hóa, quỹ đất dùng cho nông nghiệp đang ô nhiễm nặng nề. Điển hình là tình trạng khô cằn, đất màu đỏ hoặc xám không đều, sủi bọt trắng hoặc các hạt có lỗ hổng. Tùy vào mức độ ô nhiễm độc nặng nhẹ mà hiện trạng môi trường đất cũng có sự khác biệt.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
- Nguồn gây ô nhiễm đất tự nhiên: đất bị nhiễm phèn do nguồn nước từ khu vực khác di chuyển đến, đất nhiễm mặn từ lượng muối trong nước biển hoặc các mỏ muối và gley hóa trong đất sinh ra độc tố.
- Nguồn gây ô nhiễm đất nhân tạo: các chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, nguyên nhân ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt,… cũng là nguồn gây ô nhiễm đất.
- Chất thải khí: CO là chất thải khí gây ô nhiễm đất điển hình. Đây là chất thải khí đốt không hoàn toàn carbon, được tải từ động cơ xe máy, ô tô, khói từ lò gạch, lò bếp, các loại máy nổ hoặc núi lửa phun trào.
- Chất thải kim loại: kim loại nặng là nguyên nhân gây ô nhiễm đất như loại bình điện, chất thải mịn, sắt và phế liệu,…. Chúng có thể tồn tại trong môi trường đất ở nhiều dạng khác nhau.
- Chất phóng xạ: đây là nguyên nhân khá phổ biến, có thể ngấm vào đất khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây hại đến hệ sinh vật.
- Chất thải hóa học và hữu cơ: thuốc trừ sâu, phân bón, màu vẽ, thuốc nhuộm, pin, hóa chất, công nghiệp đồ da, chất tẩy rửa.
- Dầu: dầu và chế phẩm từ dâu khi đổ lên đất sẽ gây ô nhiễm. Bởi dầu làm đất bị thiếu khí, ngăn trao đổi năng lượng mặt trời.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể làm ô nhiễm đất như phá rừng; mưa axit; trồng cây biến đổi gen; xả rác bừa bãi; chôn lấp rác thải không đúng cách; các loại rác điện tử;…..
Hậu quả ô nhiễm môi trường đất gây ra
Môi trường đất ô nhiễm gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Những ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường đất điển hình nhất phải kể đến như:
- Đất đai thoái hóa, xuống cấp trầm trọng
Phần lớn đất mặt bị thay đổi, dễ bị nấm gây hại, dễ xói mòn khi mưa lớn, dư thừa muối, cạn chất dinh dưỡng; đất trở nên chai cứng, chua hoặc mặn; thậm chí mất khả năng khai thác.
- Ảnh hưởng xấu đến nước ngầm
Đất ô nhiễm sẽ gây nhiều tác động xấu đến nước ngầm qua quá trình thẩm thấu. Cụ thể, các hóa chất độc hại có trong đất có thể ngấm vào nước ngầm và gây ô nhiễm. Điều này vô cùng nguy hại bởi phần lớn lượng nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt của con người đều là nước ngầm.
- Tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp
Đất ô nhiễm có thể khiến mùa màng thất bát, cây trồng thiếu chất dinh dưỡng, chậm phát triển, chất lượng nông sản bị giảm sút.
- Gây hại đến sức khỏe con người
Tác động xấu nhất là gây hại cho sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự chậm phát triển của trẻ em có liên quan đến ô nhiễm đất. Ngoài ra, nó còn tăng nguy cơ rối loạn hô hấp, ung thư, dị tật bẩm sinh, các bệnh ngoài da,… thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất ô nhiễm, qua hô hấp hoặc nguồn nước ngầm nhiễm độc từ đất.
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Ô nhiễm đất có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa thực vật, giảm năng suất cây trồng, mất cân bằng sinh thái và đe dọa đến sự sống của con người, sinh vật.
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
Hiện nay, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang đứng trước thách thức ô nhiễm môi trường đất rất lớn. Chính vì thế, áp dụng các biện pháp bảo vệ, khắc phục ô nhiễm là vô cùng quan trọng.
- Ban hành chính sách bảo vệ môi trường, chú trọng quản lý đất ô nhiễm tồn lưu. Đồng thời, nhận rộng mô hình cải thiện chất lượng đất hiệu quả.
- Đẩy mạnh tuyên truyền đại chúng để tất cả người dân hiểu được vấn đề ô nhiễm đất. Nêu rõ nguyên nhân, hậu và cách khắc phục để nâng cao ý thức và kiến thức cho người dân.
- Sử dụng các loại cây trồng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao. Hạn chế dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…
- Không lạm dụng phân bón hóa học khi sản xuất nông nghiệp.
- Phục hồi hệ sinh thái rừng để bảo vệ đất không bị rửa trôi, giữ lại được chất dinh dưỡng.
- Áp dụng xử lý ô nhiễm môi trường đất bằng cách sục khí tại nơi ô nhiễm hoặc đào đất nhiễm độc đến bãi thải để cách xa tiếp xúc với con người.
- Dùng nhiều để giúp nhiệt độ dưới bề mặt đất đủ cao để giải phóng các chất hóa học.
- Sử dụng cây liễu để trích xuất kim loại nặng.
- Phục hồi, tái chế, sử dụng tiết tài nguyên; hạn chế dùng túi nilon,…..
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các nguyên nhân và giải pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường đất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.