Hiện nay bể phốt gia đình có hai dạng chính: Bể phốt 2 ngăn và bể phốt 3 ngăn.
Ở nước ta thì bể phốt 2 ngăn phổ biến hơn.
Đa phần các gia đình ở khu vực thành phố do diện tích đất sử dụng nhỏ nên sử dụng bể tự hoại 2 ngăn là chính và thường đặt ở dưới nền móng nhà.
Để xác định đúng kích thước bể phốt gia đình 2 ngăn phù hợp với nhu cầu. Bước đầu tiên bạn cần xác định được:
- Tổng lượng chất thải hàng ngày của các thành viên thông qua số lượng thành viên trong gia đình.
Sau đó dựa vào bảng kích thước tiêu chuẩn dưới đây để có thể thiết kế bể phốt sao cho phù hợp
Để mình giải thích rõ hơn về 1 số khái niệm trong bảng nhé. Phần này rất khô khan và khá khó hiểu cho người mới. Nhưng nếu biết được thì bạn cũng sẽ hiểu hơn và sẽ tốt hơn khi chuẩn bị xây bể phốt cho gia đình mình.
Mục lục
- 1 Dung tích ướt của bể tự hoại
- 2 Tiêu chuẩn dung tích ướt (Vư):
- 3 1/ Dung tích vùng lắng – Tách cặn( Vn)
- 4 2/ Dung tích vùng phân hủy cặn tươi Vb (m3):
- 5 3/ Tiêu chuẩn vùng lưu giữ bùn đã phân hủy Vt (m3)
- 6 4/ Tiêu chuẩn dung tích Vùng tích lũy váng – chất nổi (Vv)
- 7 Tiêu chuẩn dung tích ướt tối thiểu
- 8 Tiêu chuẩn chiều sâu tối thiểu của lớp nước
- 9 Cấu tạo
- 10 Nguyên tắc hoạt động
- 11 Video
- 12 1 số hình ảnh bể tự hoại 2 ngăn thực tế
Dung tích ướt của bể tự hoại
Gồm 4 vùng phân biệt, được tính từ dưới lên trên:
- Vùng tích lũy bùn cặn Vt
- Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân hủy Vb
- Vùng tách cặn (vùng lắng) Vn
- Vùng tích lũy váng – chất nổi Vv
Trong đó
Tiêu chuẩn dung tích ướt (Vư):
Vư = Vn + Vb+ Vt + Vv
1/ Dung tích vùng lắng – Tách cặn( Vn)
Được xác định theo loại nước thải, thời gian lưu nước tn và lượng nước thải chảy vào bể Q, có tính đến giá trị lưu lượng tức thời của dòng nước thải.
Tiêu chuẩn dung tích vùng tách cặn Vn(m3): Vn = Q.tn = N.qo.tn / 1000
Trong đó:
- N – Số người sử dụng bể, người.
- Qo – Tiêu chuẩn thải nước. Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và trang thiết bị vệ sinh của ngôi nhà. Có thể lấy sơ bộ qo cho bể tự hoại chỉ tiếp nhận nước đen là 30 – 60 l/người.ngày, hỗn hợp nước đen và nước xám là 100 – 150 l/người.ngày.
2/ Dung tích vùng phân hủy cặn tươi Vb (m3):
Vb = 0,5.N.tb / 1000
- Giá trị của tb được nêu trong bảng dưới
3/ Tiêu chuẩn vùng lưu giữ bùn đã phân hủy Vt (m3)
Sau khi cặn phân huỷ, phần còn lại lắng xuống dưới đáy bể và tích tụ ở đó làm thành lớp bùn. Dung tích bùn này phụ thuộc tải lượng nước thải, theo số người sử dụng, thành phần và tính chất của nước thải, nhiệt độ và thời gian lưu, được tính như sau:
Vt = r.N.T/1000
- r – lượng cặn đã phân huỷ tích luỹ của 1 người trong 1 năm (với bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám: r = 40 l/(người.năm). Bể tự hoại chỉ xử lý nước đen từ khu vệ sinh: r = 30 l/(người.năm).)
- T – khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm.
4/ Tiêu chuẩn dung tích Vùng tích lũy váng – chất nổi (Vv)
Dung tích của phần váng nổi Vv thường được tính là (0,4 – 0,5)Vt. Hay có thể lấy sơ bộ với chiều cao của lớp váng là 0,2 -0,3m.
Trong trường hợp bể tự hoại hoại tiếp nhận nước thải từ nhà bếp, nhà ăn, cần tăng dung tích vùng chứa bùn cặn và váng lên thêm 50%.
Tiêu chuẩn dung tích ướt tối thiểu
Tiêu chuẩn dung tích ướt tối thiểu của bể phốt xử lý nước đen và nước xám lấy bằng 3m3.
Dung tích tối thiểu bể tự hoại xử lý nước đen lấy bằng thực tế. Mọi người thường xây bể phốt lớn hơn kích thước tối thiểu, để tăng độ an toàn khi sử dụng và tăng thời gian chu kỳ hút bùn.
Năm 2006, Harada đã nghiên cứu trên 750 dự án bể tự hoại ở nội thành Hà Nội. Kết quả là dung tích trung bình bể tự hoại của các hộ dân (chủ yếu chỉ tiếp nhận nước đen) bằng 5,4m3.
Tiêu chuẩn chiều sâu tối thiểu của lớp nước
Chiều sâu tối thiểu của lớp nước trong bể tự hoại được tính từ đáy bể đến mặt nước.
Để đảm bảo quá trình tách cặn diễn ra và tránh được nước thải với bùn, cặn lắng và váng nổi, là 1,2 m.
Chiều sâu ngăn chứa có thể lớn hơn ngăn lắng.
Để thuận tiện cho việc xây dựng và quản lý, chiều rộng hay đường kính bể không được dưới 0,7 m.
Để tránh hiện tượng chảy tắt trong bể và tiện cho việc xây dựng, bể thường có hình chữ nhật trên mặt bằng với tỷ lệ dài: rộng = 3 : 1, với độ sâu từ 1,2 – 2,5m.
Bạn nên tải bản vẽ bể tự hoại 2 ngăn chuẩn file PDF tại đây để xem được rõ hơn tại đây:
so-do-ban-ve-be-tu-hoai-2-ngan
Bạn có thể tải bản vẽ thiết kế bể tự hoại 2 ngăn file autocad về để tham khảo dưới đây
http://www.cadviet.com/upfiles/2/Be_phot_WC.dwg
Để có thể hiểu đúng và chính xác sơ đồ bản vẽ này. Bạn cần nắm rõ được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nó.
Cấu tạo
Trong một bể tự hoại hai ngăn. Thông thường người ta sẽ xây dựng một ngăn để chứa phân. Ngăn này cần chiếm một diện tích khoảng 2/3 tổng diện tích của bể tự hoại 2 ngăn. Còn một ngăn sử dụng để lắng phân trước khi thải ra ngoài và chỉ chiếm diện tích nhỏ 1/3 mà thôi.
Nguyên tắc hoạt động
Sau khi bạn đi vệ sinh và ấn nút xả thì chất thải sẽ đi theo ống bồn cầu để xuống bể phốt. Một số chất dễ phân hủy và thành chất bùn. Phần nước còn tồn đọng sẽ theo ống thông qua bể lắng. Ở giai đoạn này nước được lọc lại loại bỏ những tạp chất, cũng như làm giảm bớt mùi trước khi được thải trực tiếp ra môi trường.
Video
1 số hình ảnh bể tự hoại 2 ngăn thực tế
1 điều quan trọng trong quá trình xây bể phốt đó là bạn cần theo dõi chặt chẽ để hạn chế tối đa bê tông bị nứt.
Như vậy là mình đã giới thiệu đến bạn kích thước bể phốt gia đình 2 ngăn và 3 ngăn. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu và chọn được cho mình loại bể phốt tự hoại và kích thước phù hợp với nhu cầu.
Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý bể phốt 3 ngăn