Bể phốt là thiết bị vệ sinh được mọi người lắp đặt cho công trình nhà ở, hệ thống văn phòng, công sở…Nó có thể sử dụng trong nhiều năm để đưa mọi chất thải sinh hoạt hàng ngày ra ngoài một cách nhanh, vệ sinh nhất. Vậy bể phốt là gì? Cấu tạo của bể phốt ra sao? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Các loại bể phốt trên thị trường hiện nay gồm những gì? Hãy đọc ngay bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết!
Mục lục
1. Bể phốt là gì?
Bể phốt là gì?
Bể phốt (còn gọi với tên bể tự hoại, hầm cầu) là một trong những dụng cụ xử lý chất thải trong gia đình, cơ quan, tổ chức…Thiết bị này dùng để chứa những chất thải sinh hoạt của con người chuyển từ bồn cầu xuống. Sau 1 thời gian lưu trữ tại đây, các chất thải đó sẽ nhanh chóng bị phân hủy, trở thành dạng lỏng. Nó sẽ theo chảy theo ống thoát nước đi ra ngoài.
2. Cấu tạo bể phốt và nguyên lý hoạt động như thế nào?
Bể phốt dạng tròn
– Về cấu tạo, dù bể phốt có nhiều mẫu mã, chủng loại nhưng vẫn dựa trên thiết kế chung của bể phốt. Theo đó, chúng gồm những bộ phận sau:
– Với bể phốt 2 ngăn truyền thống: Gồm ngăn chứa bẩn (1) và ngăn phân hủy (2). Hai ngăn được nối thông với nhau bởi 1 đường ống hình chữ U viết ngược
+ Ngăn 1: Là ngăn chứa, ước tính bằng 2/3 thể tích bể. Ngăn 1 có vai trò chứa chất thải được đẩy xuống từ bồn cầu hoặc các thiết bị vệ sinh nói chung. Sau đó, những chất thải đó sẽ được phân hủy, biến chuyển thành dạng bùn hay khí theo thời gian.
Chất nào không phân hủy, còn nổi ở mặt nước thì sẽ được chuyển tới ngăn 2.
+ Ngăn 2: Chiếm 1/3 bể phốt. Đây là ngăn có chức năng phân hủy các chất chưa phân hủy còn lại từ ngăn 1. Sau đó, khi nước đã trong, chỉ còn các dưỡng chất có lợi cho đất thì sẽ được đẩy hết ra ngoài môi trường.
– Với bể tự hoại 3 ngăn thông thường và bể phốt nhựa:
Gồm 3 ngăn chính:
- Ngăn chứa:
Đây là ngăn chiếm diện tích lớn và nhiều nhất trong bể phốt. Theo các chuyên gia đánh giá, ngăn chứa phải chiếm 1/2 diện tích bồn cầu và bằng 2 ngăn lắng, lọc cộng lại.
Chính vì khoang chứa rộng rãi nên các chất thải khi xuống đây nhanh chóng bị phân hủy, chuyển thành dạng bùn. Còn lại, một số chất khó tiêu hủy sẽ nằm lại, lắng đọng ở đáy ngăn.
- Ngăn lắng
Ngăn lắng là nơi ngăn trung gian giữa ngăn chứa và ngăn lọc. Tại đây, các chất thải tiếp tục sẽ sàng lọc, phân hủy và đi xuống ngăn lọc. Một số chất thải như vật cứng, kim loại hay tóc sẽ được lắng lại, rơi xuống đáy ngăn
- Ngăn lọc
Ngăn lọc là nơi chứa chất thải sau cùng khi chúng di chuyển qua 2 ngăn chứa và lọc. Khoang này sẽ giữ lại mọi chất thải ở trạng thái trôi lơ lửng, không bám cố định vào các chất thải khác ví dụ như giấy. Những loại chất còn lại theo đường ống nước đi từ ngăn lọc sẽ ra ngoài môi trường.
– Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của bể phốt nhìn chung tương đối đơn giản: Các chát thải từ bồn cầu sẽ thải xuống ngăn chứa trong hệ thống bể phốt đầu tiên. Ở khoang này, có những loại nấm hay vi khuẩn giúp thúc đẩy quá trình phân hủy lượng chất thải đó diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, khiến mùi hôi thối khó chịu phát ra từ các chất này giảm đi rõ rệt.
Tới ngăn lắng, những chất thải khó phân hủy sẽ được giữ lại, lắng ở đáy rồi theo thời gian hóa thành khí, thải trực tiếp ra ngoài. Các chất nào vẫn không tiêu, tồn tại dưới trạng thái lơ lửng sẽ được giữ tại ngăn lọc tiếp theo rồi qua giai đoạn xử lý cùng điều kiện thời gian sẽ thoát ra nốt ra ngoài
Nhìn chung, bể phốt có cách vận hành khá đơn giản, rất ít khi trục trặc. Tuy nhiên, cũng cần hút bể định kỳ nhằm đảm bảo nó không bị ách tắc, hạn chế xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng
3. Các loại bể phốt hiện nay gồm những gì? Ưu, nhược điểm ra sao?
Các loại bể phốt hiện nay gồm những gì? Ưu, nhược điểm ra sao?
a. Các loại bể phốt hiện nay gồm những gì?
Trên thị trường hiện nay gồm có 2 loại bể phốt chính, đó là: Bể truyền thống và bể nhựa. Trong đó:
– Bể phốt dạng nhựa: là dạng bể chứa thông minh mới ra mắt trong 1 vài năm trở lại đây. Nó được sử dụng để lưu trữ chất thải, có thể di chuyển lưu động nếu muốn
– Bể phốt truyền thống: Có tới 6 loại sản phẩm:
- Bể phốt gia đình:Gồm bể tự hoại 2 ngăn và 3 ngăn
- Bể phốt thiết kế từ cống bi: Là loại bể phốt gồm 2 khoang: Ngăn chính và ngăn tràn với đường kính 0,7 mét, chiều cao 1 mét. Còn ngăn tràn chỉ cao 0,5 mét
- Bể phốt cho các tòa nhà cao tầng: Được xây sâu dưới đất từ 20-30 mét để phù hợp với kiến trúc nhà cao tầng, có nhiều hộ, chịu được sức thải lớn từ hàng trăm hộ thường xuyên, liên tục
- Bể phốt dành cho khu tập thể: Là bể phốt có chỗ thông nằm ở đáy bể, thường đặt ở các phòng nhỏ cạnh cầu thang đi lại
- Bể phốt ở chung cư, đô thị
- Bể phốt ở khu công nghiệp: Chia làm 2 nơi, bể phốt cho nhân viên dùng thuộc loại bể phốt gia đình, diện tích nhỏ. Còn bể phốt phục vụ cho việc sản xuất cần diện tích lớn, có mẫu thiết kế riêng
>>> Xem thêm: Hướng dẫn lựa chọn kích thước bể phốt gia đình phù hợp
Những dòng bể phốt này nhìn chung có thiết kế giống nhau nhưng sẽ khác ở việc kích cỡ bể và các loại ống như thế nào, diện tích ra sao. Tùy theo nhu cầu dùng mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp với kết cấu phòng vệ sinh trong nhà hay cơ quan mình nhất.
b. Ưu, nhược điểm từng loại bể phốt
Bể phốt truyền thống | Bể phốt nhựa | |
Ưu điểm | Chi phí lắp đặt thấp
Nhiều hãng để lựa chọn Thông dụng với thị trường |
Thiết kế gọn nhẹ
Có thể di chuyển. Lắp đặt dễ dàng Tuổi thọ cao Kích thước và chủng loại đa dạng. |
Nhược điểm | Tuổi thọ thấp
Không thể di chuyển vì để cố định Khó sửa chữa nếu có hỏng hóc xảy ra |
Chi phí đắt đỏ |
4. Một số điều kiện để bể phốt hoạt động tốt và các chú ý trong xây dựng
Một số điều kiện để bể phốt hoạt động tốt
a. Một số điều kiện để bể phốt hoạt động tốt
Điều kiện cần và đủ để bể phốt hoạt động tốt gồm có các điều sau:
– Lắp đặt đúng theo tiêu chuẩn thiết kế bể phốt
– Điều chỉnh nhiệt độ, lưu lượng nước thải ở mức hợp lý
– Thường xuyên thông hút bể phốt định kỳ để bể phốt không bị ách tắc trong quá trình hoạt động
b. Các chú ý trong xây dựng bể phốt
Trước khi tiến hành xây dựng bể phốt, cần chú ý đến những vấn đề sau:
+ Ước lượng chất thải mỗi ngày là bao nhiều để xác định kích thước cho bể. Nếu số chất thả lớn thì nên xây bể 3 ngăn
+ Đảm bảo khoảng cách giữa đáy bể và bề mặt chất thải ít nhất là 1,2 mét.
+ Có 2 dạng bể phốt chính: Bể phốt tròn và bể phốt hình chữ nhật. Bán kính cho bể kiểu tròn là 0,7 mét. Nếu là dạng chữ nhật thì cần gấp 3 lần so với chiều rộng
+ Độ dày của bê tông ở đáy bể là 15 cm
+ Những đường ống dẫn nước cần được đặt so le với nhau
5. Một số tiêu chuẩn thiết kế bể phốt đạt chuẩn bạn nên biết
Tên tiêu chuẩn | Cách tính |
Tổng thể tích của bể | Tính bằng tổng thể tích ướt (dung tích hữu ích) của bể cộng với thể tích phần mặt nước trên tấm đan nắp bể Vk: V = Vư + Vk |
Tiêu chuẩn thể tích lắng | Vư = Vn + Vb + Vt + Vv Được xác định nhờ loại nước thải, thời gian lưu nước tn và lượng nước thải chảy vào bể Q, có tí lượng tức thời của dòng nước thải. |
Tiêu chuẩn thể tích vùng tách cặn | Thể tích vùng tách cặn của bể phốt tính theo m3 sẽ bằng: Vn = Q.tn = N.qo.tn /1000 |
Tiêu chuẩn khu vực trữ bùn đã phân hủy | Thể tích bùn này phụ thuộc vào nước thải, tính chất nước thải, nhiệt độ và thời gian lưu, được tính như sau: Vt = r.N.T/1000 Với: r – lượng cặn lưu trữ trong 1 năm. – Với bể phốt chứa nước đen và nước xám: r = 40 l/(người.năm). – Bể phốt chỉ có nước đen ở khu vệ sinh: r = 30 l/(người.năm). – T khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm. |
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Bể phốt là gì? Cấu tạo của bể phốt ra sao? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Các loại bể phốt trên thị trường hiện nay gồm những gì? Hy vọng bạn sẽ có cho mình nhiều kiến thức hay, hấp dẫn sau khi đọc xong bài viết này!
Nếu trong quá trình sử dụng bạn gặp bất cứ vấn đề nào cần hỗ trợ thì hãy liên hệ tới dịch vụ hút bể phốt, thông tắc cống, bồn cầu của chúng tôi qua hotline: 0946 432 389 – 0973 998 188
>> Từ khoá tìm kiếm:
- Bể phốt là gì
- Bể tự hoại là gì
- Cấu tạo bể phốt
- Nguyên lý bể phốt