Với những ngôi nhà ống có diện tích nhỏ hẹp thì việc bố trí nhà vệ sinh thế nào sao cho phù hợp, vừa thuận tiện sử dụng lại hợp lý với công năng và tiết kiệm diện tích không phải dễ. Tuy được gọi là công trình phụ như nhà vệ sinh lại chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình. Vậy cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống thế nào là hợp lý nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.
Xem thêm: Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ?
Mục lục
- 1 Đặc điểm của nhà vệ sinh cho nhà ống
- 2 Những điều cần biết khi thiết kế nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống
- 3 Những điều cần lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
- 3.1 1. Hướng nhà vệ sinh
- 3.2 2. Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà
- 3.3 3. Không đặt nhà vệ sinh trên bếp hay phòng ngủ
- 3.4 4. Không đặt nhà vệ sinh đối diện cửa chính
- 3.5 5. Không đặt nhà vệ sinh cùng hướng với bồn cầu
- 3.6 6. Không tái tạo phòng ngủ từ nhà vệ sinh
- 3.7 7. Không đặt nhà vệ sinh cuối hành lang
- 3.8 8. Không nhà vệ sinh cạnh phòng thờ
- 3.9 9. Bố trí cửa sổ và hệ thống thông gió
- 3.10 10. Không gộp nhà vệ sinh với nhà tắm, lavabo
- 3.11 11. Không đặt nhà vệ sinh đối diện giường ngủ
- 3.12 13. Không đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Đặc điểm của nhà vệ sinh cho nhà ống
Với những công trình có diện tích lớn như biệt thự nhà vườn, nhà ở cao tầng,… thì việc xây dựng và bố trị nhà vệ sinh sẽ vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, những gia đình có diện tích nhỏ hẹp và theo dạng nhà ống thì thường sẽ tận dụng những khoảng trống và nơi hợp lý nhất để xây dựng nhà vệ sinh. Đa phần, nhà vệ sinh trong nhà ống thường có thiết kế đơn giản, nằm ở góc nhà hay góc phòng.
Diện tích nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý nhất là từ 3 – 4m2 tùy theo diện tích mặt sàn và số lượng thành viên sử dụng. Cấu trúc nhà vệ sinh cũng đơn giản gồm các bộ phận và khu vực cơ bản như bồn cầu, lavabo và khu tắm đứng. Ngoài sự thông thoáng cần thiết thì nhà vệ sinh trong nhà ống cũng cần phân tách thành 2 không gian khô và ướt gồm: khu vực lắp bồn cầu – lavabo và khu vực tắm. Việc tách bạch 2 khu vực này sẽ giúp nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, khô thoáng, dễ dàng dọn dẹp và sử dụng.
Nếu nhà vệ sinh có thiết kế trung bình hoặc lớn hơn thì ngoài những thiết kế cơ bản trên thì có thể lắp thêm bồn tắm ngồi hoặc nằm. Ngoài ra, cũng không nên làm vách ngăn cố định trong khu vực này bởi sẽ gây cảm giác bí bách, chật chội.
Những điều cần biết khi thiết kế nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống
1. Diện tích nhà vệ sinh cho nhà ống hợp lý
Diện tích nhà vệ sinh hợp lý nhất cho nhà ống là từ 3 – 5m2.Tùy theo diện tích thực của ngôi nhà và nhu cầu sử dụng, gia chủ có thể thêm hoặc bớt diện tích của nhà vệ sinh cho phù hợp nhất.
2. Cấu trúc nhà vệ sinh cho nhà ống
Đa phần nhà vệ sinh cho nhà ống thường có diện tích tương đối nhỏ. Chính vì thế khu vực này sẽ ưu tiên thiết kế theo kiểu tối giản nhất. Thông thường, nhà vệ sinh sẽ chia thành 2 khu vực là khu vực tắm (ướt) và khu vực lắp bồn cầu – lavabo (khô).
Trong quá trình thiết kế, bạn cần phân rõ 2 khu vực này để đảm bảo hiệu quả sử dụng. Đồng thời, nó cũng thuận tiện hơn trong vấn đề vệ sinh, đảm bảo sự thoáng mát, sạch sẽ cho không gian.
3. Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý
Theo các chuyên gia về phòng thủy, nên đặt nhà vệ sinh ở khu vực thoáng mát, thuận tiện nhất cho việc đi lại. Do đó, không nên đặt nhà vệ sinh cạnh bếp ăn, phòng ngủ, lối vào nhà. Với những căn nhà không vuông vức thì nên tận dụng các góc thừa để làm nhà vệ sinh. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm diện tích một cách tối đa, lại khiến mảnh đất hợp phong thủy và thông thoáng hơn.
Ngoài ra, với nhà nhiều tầng, bố trí nhà vệ sinh theo trục thẳng đứng sẽ đảm bảo thuận tiện hơn trong việc đặt đường ống nước. Vị trí tốt để đặt nhà vệ sinh trong căn nhà là góc nhà. Chỗ này sẽ dễ dàng có thể che khuất và tránh đối diện phòng ngủ, cửa chính, bếp.
Đồng thời, gia chủ cũng cần chú ý đến tính thẩm mỹ để tạo cảm giác thoải mái và sạch sẽ nhất. Gạch ốp lát được dùng trong nhà vệ sinh thường là gạch sáng trơn hoặc có hoa văn theo sở thích của gia chủ. Với những nhà vệ sinh lớn hơn thì có thể dùng các loại gốm sứ cách điệu, sáng màu. Khu vực bồn rửa nên lắp thêm kệ trang trí và đựng đồ vật.
4. Cách làm rộng không gian nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh nhà ống thường có diện tích khá hẹp nên việc bố trí và thiết kế sao cho mang lại cảm giác rộng rãi là rất cần thiết. Bạn có thể áp dụng các mẹo sau:
- Chọn gạch ốp sáng màu: đây là lựa chọn tối ưu nhất để không gian thêm mở hơn. Không nên chọn các loại gạch quá rườm rà về hoa văn để không gây rối mắt.
- Tận dụng giấy dán tường: có thể dùng các loại giấy dán tường thiên nhiên, hoa cỏ để mang đến sự tươi mát cho không gian và khiến căn phòng thêm phần rộng hơn.
- Dùng gương phản chiếu: nếu muốn tăng thêm sự rộng rãi cho không gian thì hãy dùng gương phản chiếu. Nó không chỉ mang lại cảm giác rộng cho không gian mà khiến căn phòng trở nên sáng sủa hơn.
- Tiết kiệm tối đa diện tích sàn: bạn nên đặt càng ít vật dụng dưới sàn càng tốt. Thay vào đó hãy dùng các khu vực khuất như dưới bồn rửa hay gắn lên tường.
- Tận dụng góc: cách này sẽ giúp mở rộng diện tích rất hiệu quả.
5. Yếu tố phong thủy khi bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống
Xét về mặt phong thủy, nhà vệ sinh không nên đặt ở hướng nam. Đây là hướng thuộc quẻ Ly, theo ngũ hành sẽ thuộc mạng Hỏa, nhà vệ sinh lại có mạng thủy nên sẽ kỵ nhau.
Hướng bắc cũng không tốt để đặt nhà vệ sinh. Hướng thuộc mạng Thủy, trùng với mạng thủy của nhà vệ sinh sẽ làm thủy tăng cao hơn.
Ngoài ra cũng không nên đặt nhà vệ sinh hướng Đông bắc. Đây là hướng thuộc mạng thổ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Những điều cần lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
1. Hướng nhà vệ sinh
Hướng nhà vệ sinh tốt nhất theo phong thủy là hướng sinh Thổ, cụ thể là hướng Tây nam hoặc Đông Bắc. Đặt nhà vệ sinh theo các hướng này sẽ không gây ảnh hưởng đến tài vận và sức khỏe các thành viên gia đình.
2. Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà
Đây là điều cấm kỵ cần nhớ khi xây dựng nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh được đánh giá là nơi ô uế nên chỉ thích hợp đặt ở cuối hay góc nhà. Đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, phong thủy và có những tác động tiêu cực.
3. Không đặt nhà vệ sinh trên bếp hay phòng ngủ
Bếp có tính Hỏa, nhà vệ sinh có tính Thủy nên sẽ xung khắc về mặt ngũ hành. Còn giường ngủ thường đặt ở vị trí tọa cát nên không thể đặt trùng với nhà vệ sinh. Tuy vậy, nếu đã lỡ thiết kế nhà vệ sinh nằm trên bếp hay phòng ngủ thì có thể hóa giải như sau:
- Trồng thêm cây xanh để loại bỏ bớt tạp khí
- Cọ rửa nhà vệ sinh thường xuyên để đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ.
4. Không đặt nhà vệ sinh đối diện cửa chính
Điều này sẽ khiến các luồng khí tốt bị hút hết vào nhà vệ sinh. Nó sẽ khiến gia chủ hay bị ốm, mệt mỏi, không có tinh thần,….
5. Không đặt nhà vệ sinh cùng hướng với bồn cầu
Nếu đặt cùng hướng sẽ khiến bản thân gia chủ dễ bị ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tài vận.
6. Không tái tạo phòng ngủ từ nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh vốn chứa nhiều luồng khí ô uế. Chính vì thế, không nên tận dụng để làm thành phòng ngủ bởi nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
7. Không đặt nhà vệ sinh cuối hành lang
Đây là điều tối kỵ mà gia chủ cần nhớ khi bố trí nhà vệ sinh. Đặt nhà vệ sinh cuối hành lang có thể gây ảnh hưởng đến vận khí và mang đến những điều không tốt với các thành viên trong nhà.
8. Không nhà vệ sinh cạnh phòng thờ
Điều này cũng là điều tối kỵ mà gia chủ cần nhớ. Phòng thờ là nơi linh thiêng và trang nghiêm nên tuyệt đối cần không gian yên tĩnh, không để những thứ ô uế từ nhà vệ sinh ảnh hưởng đến không gian thờ cúng.
9. Bố trí cửa sổ và hệ thống thông gió
Nhà vệ sinh trong nhà ống thường chật hẹp. Do đó, gia chủ cần lắp thêm cửa sổ hoặc cửa thông gió cho không gian. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự thông thoáng, khiến hung khí từ nhà vệ sinh có thể thoát bớt ra ngoài.
10. Không gộp nhà vệ sinh với nhà tắm, lavabo
Cách thiết kế này là một sai lầm mà nhiều gia đình mắc phải. Tuy kiểu thiết kế này sẽ giúp tiết kiệm diện tích tối đa nhưng nó lại không đảm bảo sức khỏe và vệ sinh. Tốt nhất hãy ngăn các không gian này với nhau để đảm bảo vệ sinh tốt nhất.
11. Không đặt nhà vệ sinh đối diện giường ngủ
Đặt nhà vệ sinh theo kiểu này sẽ khiến nguồn âm khí dễ xâm nhập vào phòng ngủ hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng và sức khỏe các thành viên trong nhà.
13. Không đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Nếu phòng khách quá bí bách thì mới nên đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Còn nếu không thì gia chủ hãy cố gắng tìm khu vực thích hợp hơn để đặt nhà vệ sinh. Bởi nếu đặt nhà vệ sinh ở đây có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, công danh, địa vị của người đàn ông trong gia đình.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.