Bùn vi sinh là một trong những loại chất được xử dụng trong việc vệ sinh môi trường. Vậy thực chất, bùn vi sinh là gì? Ứng dụng của nó như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết sau!
Mục lục
1. Bùn vi sinh là gì?
Bùn vi sinh là gì?
– Bùn vi sinh được hiểu là tổ hợp của những vi sinh vật, nhưng nhiều nhất vẫn là vi khuẩn. Chúng được kết dính lại với nhau dưới hình dạng bông, màu nâu, dễ lắng. Kích thước của nó sẽ dao động trong khoảng tầm từ 3-150 µm. Bên cạnh đó, trong mẫu bùn này còn chứa những vi sinh vật sống (nấm men, vi khuẩn…) cùng một số chất rắn khác (khoảng 40%).
– Bùn chứa những vi sinh vật mang khả năng phân hủy tốt những chất hữu cơ, ví dụ như: BOD, N, P. Song, lại tận dụng chính những chất này làm dinh dưỡng. Do đó, nó giúp làm sạch nước một cách nhanh chóng và tương đối hiệu quả
2. Phân loại bùn vi sinh
Bùn vi sinh hiện nay đang được chia thành 3 loại: Bùn vi sinh hiếu khí, kỵ khí và thiếu khí.
a. Bùn vi sinh hiếu khí
– Bùn vi sinh hiếu khí được áp dụng cho xử lý nước theo công nghệ sinh học hiếu khí, áp dụng cho các bể, ví dụ như: Aerotank, MBBR…
– Loại bùn hiếu khí có một số đặc điểm như:
+ Bùn sở hữu màu nâu nhạt, màu sắc hơi sáng
+ Bùn thường ở trạng thái lơ lửng nhưng sẽ chuyển sang trạng thái bông bùn. các bông bùn sẽ có khối lượng thường nặng hơn so với nước nên chúng lắng hẳn xuống dưới
– Điều kiện để bùn vi sinh hiếu khí tồn tại trong bể được là:
- Duy trì độ PH trong khoảng từ 6,5-8,5
- DO: vi sinh không thể sống nếu không có nồng độ oxy. Do đó, cần hết sức chú ý tới nồng độ này trong khoảng từ 2-4 mg/l
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tốt nhất đảm bảo cho vi sinh vật phát triển lành mạnh là tầm từ 20-30 độ C. Nếu vượt quá 40 độ thì vi sinh vật sẽ bị chết
- Chất dinh dưỡng: Phải đảm bảo tỷ lệ dinh dướng của 3 thành phần BOD:N:P là 100:5:1. Bên cạnh đó, cần thêm những nguyên tố vi lượng, chả hạn như: K, Ca, Fe, Mo,…
- Nồng độ, tốc độ tuần hoàn: Giữ ở mức trung bình
Bùn vi sinh hiếu khí
b. Bùn vi sinh thiếu khí
– Bùn vi sinh thiếu khí được áp dụng dùng cho bể anoxic. Mẫu bùn này mang một số đặc điểm như:
+ Có màu nâu, sẩm hơn khi đem so sánh cùng loại bùn hiếu khí
+ Bông bùn thiếu khi thường sẽ lớn hơn bùn hiếu khí đồng thời tốc độ lắng cũng sẽ nhanh hơn nhiều
+ Nếu quan sát kỹ, bông bùn vi sinh thiếu khí trong bể sẽ có các bọt khí nằm trong đó. Khi chúng lắng được 30 phút thì những bọt này lại có kích cỡ to dần ra. Nhờ vậy, các bông bùn mới nổi lên mặt nước vì khối lượng lúc này nặng hơn.
+ Ngoài ra, khi dùng đũa thủy tinh để khuấy nhẹ hay thổi bông bùn, chúng lập tức sẽ vỡ ra, trở thành những bọt khí (gồm các khí ni tơ có tính không mùi, màu, vị)
c. Bùn vi sinh kỵ khí
– Bùn vi sinh kỵ khí được sử dụng trong các bể kỵ khí nhằm xử lý chất thải trong khu vực của bể này.
– Loại bùn này có một số đặc điểm nhận dạng như:
- Mang màu đen
- Khi cho bùn kỵ khí vào dụng cụ chứa ở can, chai…thì sau tầm 1-2 ngày thì những chai cùng can đựng bùn đó sẽ phồng lên. Nguyên nhân là vì khí metan được tạo thành trong bùn đó gây ra. Nếu đốt khí hình thành bởi bùn thì sẽ thấy có ngọn lửa mang màu xanh khá đẹp mắt
- Được chia thành 2 dòng: Bùn kỵ khí lơ lửng và bùn dạng hạt. Trong đó:
+ Bùn kỵ khí lơ lửng: Do máy khuấy trộn vận hành làm thành dòng chảy dạng lơ lửng trong khu vực bể kỵ khí
+ Bùn hạt: Sở hữu bông bùn to, tốc độ lắng nhanh. Khi bùn hạt càng lớn thì vvi sinh vật lại phát triển tương đối tốt
– Điều kiện để bùn vi sinh kỵ khí sống trong bể được là:
+ Độ PH: Dao động trong khoảng từ 6,5-7,5
+ Tỷ lệ dinh dưỡng: COD:N:P: 350:5:1
+ Không chứa các chất độc hại trong nguồn nước của bể
+ Nhiệt độ: Không quá 35 độ C
3. Điều kiện để bùn hoạt tính phát triển là gì?
Điều kiện để bùn hoạt tính phát triển trong bể là gì?
Để bùn hoạt tính được phát triển bình thường, bạn cần lưu ý thực hiện tốt những điều sau:
- Trước khi dùng bùn: Phải thực hiện một công đoạn nhằm loại bỏ bùn gốc ban đầu. Để từ đó, tạo thành loại bùn sở hữu hoạt tính cao, kết lắng hiệu quả
- Trong quá trình sử dụng: Khi bắt đầu dùng bùn vi sinh, cần lưu ý đặc biệt tới một số vấn đề sau:
+ Trong bể chứa bùn tuyệt đối không được có các chất độc có khả năng gây chết hay ức chế toàn bộ sinh vật sống trong môi trường nước thải
+ Kiểm soát điều kiện môi trường nước thải có bùn vi sinh thông qua 2 chỉ số COD và BOD. Theo chỉ tiêu, COD/BOD≤2 hoặc BOD/COD≥5 mới có thể đạt chất lượng bùn tốt nhất
+ Những chất hữu cơ có trong nước thải bắt buộc phải là những chất dễ bị oxy hóa để nhằm làm tăng nguồn cacbon cũng như năng lượng cho hệ sinh vật
+ Một số điều kiện khác như oxy, pH, nhiệt độ trong nước thải…đều nằm trong khoảng giới hạn xác định để giúp vi sinh vật có thể phát triển bình thường nhất
>>> Xem thêm: Bể anoxic xử lý nước thải sử dụng bùn vi sinh
4. Một số sự cố bùn vi sinh hay gặp
Trên thực tế, khi đưa bùn vào vận hành, ta có thể thấy rằng đôi lúc chung sẽ xảy ra những sự cố ngẫu nhiên, không thể lường trước được. Chả hạn như:
a. Bung bùn vi sinh
– Nguyên nhân: Bung bùn vi sinh có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản, đó là chất dinh dưỡng chưa cân bằng, chỉ số DO, PH tương đối thấp (<6) gây ức chế vi khuẩn tạo ra bông bùn, các vi sinh vật dạng sợi bành trướng khỏi bông bùn (SVI > 100)
– Cách khắc phục: Hiện nay, để khắc phục sự cố này, người ta thường áp dụng 3 cách sau:
- Điều chỉnh để đạt sự cân bằng dinh dưỡng, sao cho BOD nhỏ hơn 100 mg/l, tổng nitơ là 1mg/l, photpho 0,5 mg/l
- Điều chỉnh khoảng thời gian lưu bùn
- Tăng tỷ lệ tuần hoàn bùn
- Nâng tỷ lệ pH lên tới 7
- Nâng DO ở bể hiếu khí lớn hơn 1 mg/l
b. Lên bùn vi sinh
– Bùn vi sinh tự nhiên nổi lên mặt nước có thể xuất phát từ lý do tiến hành khử nitrat quá mức, gây thiếu hụt oxy ở trong bể lắng. Từ đó, bóng của ni tơ bám cùng bông bùn, xuất hiện nổi trên mặt nước của bể lắng
– Cách khắc phục: Trước hết, hãy kiểm tra lại nồng độ nitrat trong bể như thế nào. Sau đó, tìm cách làm tăng tỷ lệ bùn tuần hoàn cũng như chỉ số DO lên cao hơn. Nếu tình trạng chưa được cải thiện, bạn cần xem xét giảm SRT xuống và đợi thời gian để đánh giá lại xem hiệu quả tới đâu
c. Có bọt, váng bùn
– Tình trạng bùn xi sinh có bọt kèm váng có thể đến từ nguyên nhân nước thải chứa quá nhiều chất hoạt động trong bề mặt
– Cách khắc phục:
+ Kiểm tra lại hệ thống tuần hoàn có trong bùn
+ Tắt sục khí có trong bể vi sinh hiếu khí cũng như máy khuấy ở bể vi sinh thiếu khí
+ Tăng chỉ số F/M cao
d. Bùn bị mịn, khả năng lắng chậm, nước thải có màu vàng
– Nguyên nhân: Do vi sinh vật thiếu thức ăn là những chất hữu cơ nên bùn mới không thể phát triển được
– Cách khắc phục: Bạn hãy thử 1 trong 3 cách: Tăng lượng thức ăn, tăng lưu lượng nước, bổ sung nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên
Bùn vi sinh nổi bọt
e. Bùn có bọt màu trắng, nổi bọt to, màu nâu đen
– Nguyên nhân: Do vi sinh vật chết nên tiết ra những chất nồng, mùi hôi tạo thành bọt khí trên bề mặt bể. Từ đó, dẫn tới bùn bị bí khí, chết, bám vào các bọt khí này.
– Cách khắc phục: Để lắng tầm 1 tiếng, sau đó thực hiệm bơm nước thải ra. Sau đó, bơm nước thải sạch vào trong bể aerotank sục khí khoảng 30 phút. Tiếp tục để lắng và bơm ra thêm một vài lần
5. Giá một số loại bùn vi sinh trên thị trường
Hiện nay, giá một số loại trên thị trường không giống nhau do tùy thuộc vào dạng bùn, khối lượng đóng gói, tên thương hiệu…như thế nào. Tuy chưa xác định mức giá chi tiết, cụ thể là bao nhiêu, nhưng theo khảo sát của chúng tôi, giá bùn vi sinh sẽ nằm trong khoảng sau
Dạng bùn | Loại bùn | Giá tiền |
Đặc | Hiếu khí
Kỵ khí |
350.000 – 400.000 VNĐ/tấn
550.000 – 600.000 VNĐ/tấn |
Rắn (bùn ép hoặc tách nước) | Hiếu khí
Kỵ khí |
1.500.000 – 1.800.00 VNĐ/tấn |
Vậy là, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn về: Bùn vi sinh là gì, ứng dụng bùn vi sinh trong xử lý nước thải sinh hoạt. Mong rằng, bạn sẽ thêm nhiều kiến thức hay, hấp dẫn sau khi đọc xong bài viết trên!
THAM KHẢO: Dịch vụ vận chuyển bùn vi sinh